Nền kinh tế toàn cầu sẽ bị tê liệt nếu thiếu nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Nền kinh tế toàn cầu có thể bị tê liệt nếu thiếu nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga, và vì lý do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, theo phát biểu của ông Lenny Fischer – nhà đầu tư người Đức, cựu Giám đốc điều hành cấp cao của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse và công ty bảo hiểm Allianz – trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Thụy Sĩ Die Weltwoche.
“Khách quan mà nói, nền kinh tế toàn cầu không thể tồn tại nếu thiếu nguyên liệu thô từ Nga,” ông nói.
Theo cựu Giám đốc ngân hàng người Đức này, các nguồn tài nguyên mà Nga xuất khẩu không thể thay thế. Vì lý do đó, theo ông Fischer, nhà lãnh đạo Mỹ đã từ chối ủng hộ các lệnh trừng phạt mới đối với Moscow, được đề xuất trong dự luật của các thượng nghị sĩ Mỹ.
“Sau tất cả, nếu các lệnh trừng phạt mới được áp dụng, dầu mỏ từ Nga sẽ không còn chảy ra thị trường thế giới, khiến giá dầu tăng trở lại lên mức 140 USD, và lạm phát sẽ tăng lên mức cao,” chuyên gia này lưu ý.
Ông Fischer cho rằng những ý tưởng “có thể bóp nghẹt nước Nga bằng các lệnh trừng phạt, bất chấp lợi ích của Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu,” là điều vô cùng điên rồ.
“Người châu Âu dường như sẵn sàng tự sát về mặt kinh tế, nhưng người Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ thì không,” ông Fischer nói thêm.
Vào đầu tháng Tư, một nhóm gồm 50 thượng nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai đảng đã đưa ra một dự luật về các lệnh trừng phạt sơ cấp và thứ cấp đối với Nga và các đối tác thương mại của nước này, nếu Moscow từ chối các đề xuất của Washington nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine. Văn bản này đặc biệt đề xuất mức thuế nhập khẩu lên tới 500% đối với hàng hóa từ các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga.
Ngày 20 tháng 5, trang tin Axios dẫn nguồn tin cho biết rằng sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Trump đã nói với các nhà lãnh đạo châu Âu và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng ông không có ý định áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vào thời điểm hiện tại, vì theo ông, Moscow đang nghiêm túc trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine. Ngày 19 tháng 5, Tổng thống Nga và Mỹ đã có một cuộc điện đàm kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ. Theo lời ông Putin, đây là một cuộc trao đổi có ý nghĩa và thẳng thắn. Đây là cuộc điện đàm thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo kể từ đầu năm. Tổng thống Nga cho biết Moscow sẵn sàng làm việc với Kiev về một bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình trong tương lai, trong đó có thể bao gồm các vấn đề về ngừng bắn và các nguyên tắc giải quyết xung đột.
Yến Anh
Tass
-
Đồng bộ các quy định về vận hành, huy động nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước
-
VPI dự báo giá xăng tăng nhẹ 0,4 - 0,8% trong kỳ điều hành ngày 29/5
-
Nền kinh tế toàn cầu sẽ bị tê liệt nếu thiếu nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga?
-
BRICS cảnh báo rủi ro năng lượng từ các lệnh trừng phạt kinh tế
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 27/5: Tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi ở Nhật Bản