Tin tức kinh tế ngày 25/4: Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng hơn 25%
![]() |
Giá vàng trong đột ngột đảo chiều, đồng loạt giảm mạnh
Sau khi tăng vào đầu giờ sáng 25/4, chiều cùng ngày giá vàng trong nước đảo chiều giảm 1-1,5 triệu đồng/lượng.
Vào lúc 14h21, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào/bán ra ở mức 118,5-120,5 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng hai chiều so với giờ mở cửa sáng nay.
Trong khi đó, vàng nhẫn SJC loại 999,9 giảm 1,5 đồng/lượng hai chiều, giao dịch ở mức 112,5-115,5 triệu đồng/lượng.
Diễn biến này xuất phát từ thị trường quốc tế. Lúc hơn 14h, giá vàng thế giới giao dịch tại mức 3.313,5 USD/ounce, giảm hơn 30 USD/ounce so với lúc gần 9h cùng ngày. Trong phiên, có thời điểm giá vàng giảm mạnh xuống mức 3.286 USD/oune.
Giá USD ngân hàng cao nhất từ trước tới nay
Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá trung tâm ngày 25/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.948 đồng/USD, tăng thêm 20 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Với biên độ 5%, hiện tỷ giá trần các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là 26.195 đồng/USD.
Tại các ngân hàng, tỷ giá đã tăng kịch trần trong phiên hôm nay. Tại Vietcombank, giá mua - bán USD chiều nay ở mức 25.805 - 26.195 đồng/USD, tăng 21 đồng so với chốt phiên trước. BIDV niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.869 - 26.195 đồng/USD.
Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm 35 đồng trong phiên hôm nay, xuống mức 26.345 - 26.445 đồng/USD.
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng hơn 25%
Theo kết quả điều tra thực hiện bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng hơn 25%; tỷ trọng thương mại điện tử chiếm trên 9% tổng doanh thu bán lẻ. Tuy vậy, thương mại điện tử của Việt Nam đang đứng trước những bối cảnh mới, đầy khó khăn và thách thức hơn.
Đó là tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại, sức ép lạm phát và rủi ro địa chính trị gia tăng, đặc biệt những thay đổi khó lường trong chính sách thương mại của các nước lớn. Tình hình này đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ đối với định hướng phát triển và đóng góp của thương mại điện tử đối với nền kinh tế trong thời gian tới.
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
Trong Báo cáo cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam sẽ chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2025 do sự gia tăng bất ổn của những thay đổi chính sách thương mại gần đây và dự báo tăng trưởng toàn cầu chậm lại, tuy nhiên sẽ bứt phá ở năm 2026 và 2027.
Theo lý giải của WB, mặc dù các giao dịch bất động sản vẫn còn hạn chế nhưng dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2025-2026. Lạm phát tiêu đề được thiết lập để duy trì trong mục tiêu 4,5%-5% vì giá dầu và hàng hóa dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Tăng trưởng kinh tế dự kiến là điềm báo tốt cho các nỗ lực giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế bên ngoài gây ra rủi ro có thể dẫn đến mất việc làm trong số những người lao động không có kỹ năng và có thể gây nguy hiểm cho một số thành quả gần đây trong việc giảm nghèo.
Nguồn cung bất động sản nhà ở bật tăng 30% trong quý II/2025
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo, thị trường bất động sản sẽ có sự khởi sắc rõ nét trong quý II/2025, khi nguồn cung phục hồi nhờ các chính sách tháo gỡ pháp lý trên nền tảng kinh tế tăng trưởng, hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ, lãi suất ở mức thấp.
Nguồn cung bất động sản nhà ở quý II dự kiến tăng khoảng 30% với quý trước, với hàng loạt dự án đã ra mắt vào cuối quý I, song, cơ cấu nguồn cung vẫn chủ yếu là sản phẩm cao cấp, hạng sang và căn hộ chung cư tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn cung.
P.V
-
Thời điểm xác định giá đất đối với quỹ đất thanh toán hợp đồng BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
-
Tin tức kinh tế ngày 25/4: Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng hơn 25%
-
Giá dầu hôm nay (25/4): Dầu thô tăng trong phiên
-
Giá vàng hôm nay (25/4): Tiếp tục tăng mạnh
-
Khởi đầu vững chắc – Bảo hiểm PVI hướng tới mốc doanh thu tỷ đô la Mỹ năm 2025