PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể
Báo cáo mới nhất của S&P Global chỉ ra rằng, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều giảm mạnh, trong khi niềm tin kinh doanh giảm thành mức thấp của 44 tháng khi có những lo ngại về ảnh hưởng tiếp theo của thuế quan lên sản lượng trong tương lai. Tình trạng nhu cầu yếu khiến các công ty tiếp tục giảm giá bán hàng, trong khi chi phí đầu vào chỉ tăng nhẹ.
![]() |
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 4 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, sau khi đã chỉ báo tăng trưởng lần đầu trong bốn tháng trong tháng 3. Kết quả chỉ số mới nhất đạt 45,6 điểm so với 50,5 điểm của kỳ trước, cho thấy sức khỏe ngành sản xuất suy giảm rõ rệt so với tháng trước. Trên thực tế, các điều kiện kinh doanh đã xấu đi với mức độ lớn nhất kể từ tháng 5/2023.
Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất giảm đáng kể trong tháng 4, từ đó đảo ngược xu hướng tăng trong tháng 3. Hơn nữa, tốc độ suy giảm là mạnh và nhanh nhất trong gần hai năm. Người trả lời khảo sát cho biết tình trạng giảm của số lượng đơn đặt hàng mới phản ánh tác động của việc áp dụng thuế quan của Mỹ và sự biến động của tình hình thị trường quốc tế.
![]() |
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới thậm chí còn giảm nhanh hơn tổng số lượng đơn đặt hàng mới trước những tuyên bố về thuế quan. Lần giảm thứ sáu liên tiếp của số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài là đáng kể nhất kể từ tháng 6/2023.
Thuế quan, và tình trạng giảm số lượng đơn đặt hàng mới đã khiến sản lượng giảm trở lại sau khi tăng trong tháng 3. Mức giảm sản lượng là đáng kể và nhanh nhất kể từ tháng 1/2023
Tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021
Các nhà sản xuất cũng lo ngại về ảnh hưởng của thuế quan lên sản xuất trong những tháng tới. Niềm tin kinh doanh đã giảm mạnh và là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Trên thực tế, mức độ lạc quan kỳ này là một trong những mức yếu nhất trong lịch sử khảo sát.
Lượng công việc tồn đọng giảm mạnh khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm, và tốc độ giảm hầu như ngang bằng với tháng trước. Lượng công việc giảm khiến các nhà sản xuất giảm việc làm, và đây là lần giảm thứ bảy liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ giảm việc làm là mạnh nhất trong ba năm rưỡi.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm
Các công ty cũng giảm mạnh hoạt động mua hàng khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm và yêu cầu sản lượng giảm. Hoạt động mua hàng hóa đầu vào đã giảm tháng thứ hai liên tiếp và trở thành mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2023.
![]() |
Kết quả là, tồn kho hàng mua cũng giảm, và mức độ giảm là lớn nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp chỉ kéo dài một chút trong tháng 4, và mức độ kéo dài là ít nhất trong tám tháng. Tuy nhiên, có một số báo cáo về sự chậm trễ giao hàng khi có những vấn đề liên quan đến tốc độ và mức độ sẵn có của phương tiện vận chuyển.
Tình trạng nhu cầu suy yếu cũng ảnh hưởng đến giá cả trong tháng 4. Trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng trong bối cảnh giá một số nguyên vật liệu tăng, tốc độ tăng chỉ là nhẹ và yếu nhất kể từ khi chuỗi tăng chi phí hoạt động hiện nay bắt đầu vào tháng 8/2023. Một số công ty nhắc đến giá dầu và chi phí vận tải giảm.
Giá bán hàng đã giảm tháng thứ tư liên tiếp. Mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn, tốc độ giảm là mạnh nhất trong 21 tháng.
![]() |
D.Q
-
Doanh nghiệp là động lực chính của đổi mới sáng tạo
-
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới hàng chục triệu đồng, NHNN nói gì?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/5: EU công bố lộ trình loại bỏ dần khí đốt của Nga
-
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
-
Tin tức kinh tế ngày 5/5: Thu NSNN 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực