Mỹ dự định đẩy Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân
![]() |
Lò phản ứng hạt nhân Rostov 4 của Nga |
Ngoài việc cấm nhập khẩu uranium, Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất ngăn chặn Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, điều này cho thấy sắp tới Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, cụ thể là tập đoàn Rosatom.
Tập đoàn nhà nước Rosatom hiện kiểm soát khoảng 2/3 thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế giới, tính đến cuối năm 2019, công ty đã có đơn đặt hàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng hạt nhân (36 chiếc), mà còn các lĩnh vực công nghệ khác tổng giá trị lên tới 133-135 tỷ USD.
Chiến lược khôi phục vị thế bá chủ hạt nhân của Mỹ dự kiến thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng hạt nhân trong nước và xuất khẩu công nghệ, đồng thời tăng cường đầu tư cho công nghiệp khai thác, chế biến uranium và phát triển công nghệ mới đảm bảo an ninh quốc gia. Trong đó nêu rõ việc để các nước khác chiếm ưu thế trong lĩnh vực từ khai thác, chế biến uranium đến lắp đặt lò phản ứng hạt nhân đi kèm với thiết lập mối quan hệ chặt chẽ có thể là thách thức địa chính trị to lớn đối với Mỹ.
Nhiều khả năng Mỹ đang mở ra mặt trận mới chống lại ngành năng lượng của Nga, sau khi đã phần nào khống chế được dầu thô và khí đốt.
Viễn Đông
-
EU nhượng bộ trước áp lực của Mỹ
-
Giới buôn bán dầu mỏ lao đao vì thị trường đầy biến động
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/4: Iran thúc đẩy khai thác tại mỏ khí lớn nhất thế giới
-
VPI dự báo giá xăng dầu đảo chiều tăng 2,2 - 3,8% trong kỳ điều hành ngày 24/4
-
Mỹ dự tính áp thuế lên tới 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á