Dự thảo Nghị định quy định về quản lý mỹ phẩm:

Yêu cầu đọc rõ ràng nội dung tên sản phẩm khi quảng cáo mỹ phẩm

19:54 | 22/05/2025

10 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dự thảo quy định mới yêu cầu nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải thể hiện rõ ràng tên sản phẩm, công dụng và các cảnh báo theo quy định quốc tế. Đặc biệt, với quảng cáo trên phát thanh, truyền hình, tên sản phẩm bắt buộc phải được đọc rõ ràng nhằm đảm bảo minh bạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về quản lý mỹ phẩm, trong đó đề xuất các quy định chặt chẽ về nội dung quảng cáo mỹ phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo tính minh bạch trên thị trường.

Yêu cầu đọc rõ ràng nội dung tên sản phẩm khi quảng cáo mỹ phẩm
Mỹ phẩm lưu thông trên thị trường phải ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc. Trong đó, thành phần công thức của mỹ phẩm phải được ghi đầy đủ theo danh pháp quốc tế mới nhất. Các thành phần thực vật và dịch chiết từ thực vật phải ghi bằng tên khoa học, bao gồm chi và loài thực vật; tên chi có thể được rút ngắn nếu cần thiết.

Theo Dự thảo, cơ sở kinh doanh mỹ phẩm chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung quảng cáo đối với sản phẩm do chính mình kinh doanh mà không bắt buộc phải xin xác nhận nội dung quảng cáo từ cơ quan quản lý nhà nước.

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phản ánh đúng bản chất, phân loại, tính năng và công dụng đã được công bố theo quy định pháp luật. Tuyệt đối không được quảng cáo sản phẩm gây hiểu lầm là thuốc hay có tác dụng chữa bệnh.

Dự thảo nghiêm cấm sử dụng hình ảnh, trang phục, tên tuổi, bài viết của các đơn vị y tế, bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế khác trong quảng cáo mỹ phẩm.

Ngoài ra, dự thảo liệt kê chi tiết các thông tin, hình ảnh và từ ngữ không được phép sử dụng trong quảng cáo mỹ phẩm, bao gồm các từ ngữ mang tính quảng cáo quá mức, gây hiểu nhầm như: "điều trị", "tiệt trừ", "chuyên trị", "hàng đầu", "đầu bảng", "đầu tay", "lựa chọn", "chất lượng cao/tuyệt hảo/tuyệt vời/cực kỳ", "bảo đảm/đảm bảo 100%", "an toàn", "dứt", "cắt đứt", "chặn đứng", "giảm ngay", "giảm liền", "giảm tức thì", "khỏi ngay", "khỏi hẳn", "chữa bệnh", "tốt nhất", "duy nhất", "nhất", "trị nám vĩnh viễn trong 7 ngày", "trị mụn, trắng da "thần tốc", "kem trị nám, mỹ phẩm "tự nhiên 100%", "trắng da cấp tốc/siêu tốc", "khỏi", "khỏi hẳn", chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự và các cụm từ không được chấp nhận trong công bố tính năng và tên sản phẩm quy định tại Phần 2. Công bố tính năng mỹ phẩm Phụ lục số 02 kèm theo dự thảo Nghị định này. Việc sử dụng hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cũng bị nghiêm cấm.

Cùng với đó, khi tiến hành quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm, nội dung quảng cáo bắt buộc phải bao gồm một số thông tin thiết yếu. Cụ thể, quảng cáo phải nêu rõ tên sản phẩm mỹ phẩm, đồng thời trình bày đầy đủ tính năng và công dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, thông tin về tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường cũng phải được thể hiện rõ ràng.

Ngoài ra, các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế liên quan cũng là phần không thể thiếu trong nội dung quảng cáo. Đối với quảng cáo trên các phương tiện báo nói và báo hình, việc đọc rõ ràng các thông tin như tên sản phẩm, tính năng, công dụng cùng các cảnh báo được quy định là bắt buộc, nhằm đảm bảo sự minh bạch và chính xác, giúp người tiêu dùng nhận biết đúng về sản phẩm.

Đình Khương

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan