Xung đột Syria khiến thị trường dầu mỏ lo ngại về một làn sóng bất ổn mới
![]() |
Ảnh: Internet |
Cuối tháng 11 vừa qua, các nhóm phiến quân tại Syria, dẫn đầu bởi Hayat Tahrir al-Sham (HTS), đã mở rộng tấn công, giành quyền kiểm soát một số khu vực tại Aleppo và Idlib.
Tới đầu tháng 12, HTS tuyên bố đã kiểm soát toàn bộ tỉnh Idlib và một số khu vực lân cận Aleppo. Lực lượng này yêu cầu các nhóm người Kurd rút khỏi Aleppo, làm dấy lên nguy cơ mở rộng xung đột.
Chính phủ Syria cho tăng cường lực lượng phòng thủ tại Hama và Aleppo, với sự hỗ trợ từ các máy bay chiến đấu Nga và nhận sự hỗ trợ từ Iran.
Tình hình trở nên căng thẳng khi các nhóm phiến quân tiếp tục tiến sâu vào khu vực này. Nga và Iran đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ quân sự và ngoại giao để duy trì quyền kiểm soát của chính phủ Assad.
Thời điểm chiến sự căng thẳng diễn ra trong bối cảnh Nga đã dồn nhiều nguồn lực tại Ukraine, trong khi Iran cũng đang chịu nhiều tổn thất trong xung đột với Israel ở cả Lebanon và Syria.
Trong khi đó, Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực. Tổng thống đắc cử Donald Trump từng phát động cuộc không kích nhằm vào các tài sản quân sự của chính quyền Syria.
Kể từ khi các nhóm phiến quân kiểm soát thành phố Aleppo, hệ thống phòng thủ của Chính phủ Syria nhanh chóng sụp đổ. Lực lượng nổi dậy tiến về thủ đô Damascus mà không vấp phải bất kỳ sự phản ứng nào.
Đến ngày 7/12, phiến quân đã chiếm tỉnh Homs, tỉnh lớn thứ 3 của Syria, trước khi có khả năng tiến tới biên giới phía bắc Li Băng.
Đó sẽ là một diễn biến quan trọng, cắt đứt kết nối của thủ đô Damacus với một khu vực rộng lớn của Syria cũng như biển Địa Trung Hải, các bến cảng hải quân Tartus của Nga, và sân bay quân sự Khmeimim.
Nhiều nguồn tin cho rằng, Tổng thống Assad đã rời thủ đô Damascus vào ngày 8/12, khi lực lượng nổi dậy tiến vào thành phố. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Tổng thống Assad đã từ chức và rời khỏi Syria sau khi ra lệnh chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Thị trường dầu mỏ thế giới lo ngại về một làn sóng bất ổn mới ở Trung Đông vốn đang tồn tại rất nhiều giao tranh căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu.
Trước đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã lùi thời điểm bắt đầu tăng sản lượng dầu thêm ba tháng cho đến tháng 4 và kéo dài thời gian gỡ bỏ hoàn toàn các đợt cắt giảm thêm một năm cho đến cuối năm 2026.
Bình An
Theo Tin nước ngoài
- Hoạt động M&A thượng nguồn tại Mỹ sau 100 ngày ông Trump trở lại Nhà Trắng
- Ngành dầu khí Mỹ ảm đạm
- Các "ông lớn" dầu khí trở lại Vịnh Mexico sau 15 năm kể từ thảm họa Deepwater Horizon
- Tàu chở dầu siêu lớn từ Trung Quốc có thể bị áp phí lớn khi cập cảng Mỹ
- EU điều chỉnh luật phát thải khí mê-tan, tạo điều kiện cho LNG của Hoa Kỳ