Việt Nam đang có vị thế rất lớn thu hút đầu tư FDI

14:55 | 13/05/2020

478 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đánh giá rất cao việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và sự quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này tạo vị thế rất tốt cho Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài. 
cong dong doanh nghiep nuoc ngoai tai viet nam viet nam dang co vi the rat lon thu hut dau tu fdiThủ tướng Chính phủ: “Doanh nghiệp hãy bật lên như lò xo, nắm lấy cơ hội phát triển kinh tế”
cong dong doanh nghiep nuoc ngoai tai viet nam viet nam dang co vi the rat lon thu hut dau tu fdi4 nhóm nội dung quan trọng của “Hội nghị Diên Hồng” về kinh tế
cong dong doanh nghiep nuoc ngoai tai viet nam viet nam dang co vi the rat lon thu hut dau tu fdiCấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ứng phó đại dịch COVID-19

Trước hiệu quả của việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và sự quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp bằng các giải pháp cụ thể như đưa ra các gói hỗ trợ, miễn giảm thuế, giãn nợ v.v… không chỉ doanh nghiệp trong nước mà ngay cả cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng đánh giá rất cao. Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cũng đưa ra những kiến nghị để đóng góp vào giải pháp chung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam có thể kêu gọi gói phục hồi nền kinh tế

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã đánh giá rất cao các biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp của Chính phủ trong thời gian qua đồng thời đề cao vai trò của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong việc giúp doanh nghiệp duy trì kinh doanh trong mọi hoàn cảnh.

cong dong doanh nghiep nuoc ngoai tai viet nam viet nam dang co vi the rat lon thu hut dau tu fdi
Đại diện Eurocham khẳng định, Việt Nam đang có vị thế rất tốt để đón đầu các cơ hội mới

Với tinh thần và sự hỗ trợ trên, Eurocham cho rằng, Việt Nam đang có vị thế rất tốt để đón đầu các cơ hội mới. Và quan trọng hơn là các biện pháp của Việt Nam đang được coi là hình mẫu cho các quốc gia khác – vừa bảo vệ sức khỏe của người dân, vừa duy trì niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có cả Eurocham.

Eurocham nhận định: “Đối với quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, điều quan trọng là Việt Nam đã không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài - những nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng của đất nước khi nền kinh tế khôi phục trở lại”.

Nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế hiệu quả hơn, theo Eurocham, Việt Nam có thể tận dụng vị thế Chủ tịch ASEAN để kêu gọi một gói phục hồi nền kinh tế, gói hợp tác công tư không chỉ ở Việt Nam mà trong toàn bộ ASEAN.

Cần tháo gỡ khung pháp lý Fintech, tạo cơ chế thoáng cho các nhà đầu tư

Đồng quan điểm với Eurocham, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) Hong Sung cũng nhận định, Việt Nam đã nâng cao vị thế và uy tín với thế giới bằng những biện pháp khống chế dịch rất hiệu quả. Không những vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia khác tăng trưởng âm nhờ tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp rất quyết liệt từ Chính phủ. Ông Hong Sung cho rằng, hậu Covid-19, không riêng nhà đầu tư Hàn Quốc mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác sẽ tìm đến Việt Nam dù trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư tại khu vực ngày càng gay gắt.

cong dong doanh nghiep nuoc ngoai tai viet nam viet nam dang co vi the rat lon thu hut dau tu fdi
Phỏ Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam: Việt Nam đang có lợi thế hơn so với các nước trong khu vực để thu hút đầu tư FDI

Ông Hong Sun nói: “Việt Nam có lợi thế lớn so với các nước trong khu vực, nhất là tình hình chính trị - xã hội ổn định, chính sách cởi mở, nhất là sự hỗ trợ tận tình của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp các nhà đầu tư nước ngoài tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thủ tục, pháp lý… mà không phải chính phủ nào cũng làm được như vậy”.

Một điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài khác mà đại diện Korcham lưu ý chính là môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là Luật Đầu tư đã “thoáng” và hấp dẫn hơn rất nhiều so với thị trường Singapore và Thái Lan .

“Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn thiện ở một số mặt, nếu so với các nước phát triển, họ có quá trình phát triển lâu dài và khuôn khổ pháp lý ổn định và minh bạch hơn” ông Sun Hong nhận định.

Tuy nhiên, ông Hong Sung cũng chỉ ra điểm yếu của Việt Nam chính là độ vênh trong thực thi các quy định pháp luật và thủ tục giữa Trung ương và địa phương, đặc biệt là vấn đề thuế và hải quan. Đây là vấn đề mà ông cho rằng thuộc về cải cách hành chính. Mà thuộc về hành chính thì cũng cần nhiều thời gian giải quyết, không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai. Các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã trải qua thời kỳ như vậy.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp FDI, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc một cách hiệu quả để trở lại sản xuất kinh doanh sau dịch như hiện nay, đại diện Korcham, ông Hong Sung cũng đề nghị Chính phủ nối lại đường bay với những nước đã cơ bản đã khống chế được đại dịch như Hàn Quốc để các nhà đầu tư, chuyên gia, người lao động... có thể sang Việt Nam làm việc và trở lại trạng thái bình thường mới.

“Về phía Hàn Quốc, chúng tôi sẽ phối hợp để thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định”, ông Hong Sun khẳng định.

Bên cạnh đó, đại diện Korcham cũng kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tháo gỡ khung pháp lý Fintech, để doanh nghiệp Hàn Quốc có thể đầu tư vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam.

“Nếu thiết lập các quy định “cứng” bó hẹp fintech ngay từ đầu, sẽ rất khó cho các doanh nghiệp, nhân tài công nghệ phát huy. Hơn nữa, cần thiết lập được “đặc khu” riêng cho các startup để bất kỳ doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào cũng có thể quan tâm đầu tư”, ông Hong Sun bày tỏ.

Hiện nay, nếu xét về số lượng dự án đầu tư tại Việt Nam thì Hàn Quốc đứng đầu với 265 dự án, tiếp theo là Trung Quốc (135 dự án) và Nhật Bản (116 dự án). Năm 2019, Hàn Quốc dẫn đầu vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8%.

Tú Anh