Vì sao châu Á không thu hút được đầu tư về nhiên liệu sinh học?
![]() |
Tại Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore, ông Irtiza Sayyed - Giám đốc về giải pháp carbon thấp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ExxonMobil, cho biết: “Thực tế là, tại châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi không tìm thấy đủ nhu cầu về nhiên liệu sinh học. Từ góc độ công nghiệp, chúng tôi đã xác định được nhiều nguồn cung khác nhau, nhưng nguồn cung không đủ đáng kể và bảo đảm nhằm tạo nên động lực đầu tư hàng tỷ USD”.
Nhiên liệu sinh học thường được quảng cáo như một trong những giải pháp carbon thấp cho nhiên liệu máy bay và tàu thủy. Tuy nhiên, chúng đòi hỏi rất nhiều chi phí sản xuất; lựa chọn nguyên liệu cũng rất hạn chế.
Vào đầu năm nay, Shell đã tạm dừng một dự án nhiên liệu sinh học tại Singapore. Mặt khác, nhà sản xuất Neste của Phần Lan đã hoàn thành việc mở rộng nhà máy của họ tại nước này, nâng công suất nhiên liệu hàng không bền vững lên đến 1 triệu tấn/năm.
Theo ông Sayyed, cần thiết lập nhiều mối tương tác hơn giữa ngành hàng không và ngành vận tải biển, nhằm hỗ trợ tăng trưởng nguồn cung nhiên liệu sinh học.
Hoạt động sử dụng nhiên liệu sinh học, ethanol và dầu diesel sinh học tiếp tục tăng cao trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích của BMI Research, việc sử dụng vẫn tập trung chủ yếu tại một số ít thị trường, điển hình là những thị trường nông nghiệp lớn như Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Thái Lan, gây nguy cơ bị dư thừa nhiên liệu sinh học.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
- Phân tích xu hướng thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay
- Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
- Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
- Nỗ lực bù đắp hạn ngạch dầu của OPEC+ vẫn mong manh