Tin tức kinh tế ngày 8/10: Thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản
![]() |
Thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản |
Giá dầu hôm nay 8/10 quay đầu tăng trở lại
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 78,77 USD/thùng - tăng 0,6%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 81,95 USD/thùng - tăng 1,07%.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết, nước này có thể xuất khẩu lượng khí đốt tự nhiên kỷ lục sang châu Âu trong năm nay, khi châu lục này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ.
Giá vàng trong nước lặng sóng, vàng thế giới ít biến động
Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước không biến động mạnh như phiên trước. Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM duy trì 57,15-57,85 triệu đồng/lượng sau khi tăng mạnh 400 nghìn đồng phiên hôm qua.
Giá vàng thế giới phiên sáng nay cũng không có diễn biến mới, chỉ dao động trong khoảng 1.755-1.760 USD/ounce.
Lúc 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới tại Châu Á được giao dịch 1.758,90 USD/ounce, tăng nhẹ 2,50 USD/ounce (0,14%).
EU trở thành thị trường lớn thứ 3 của mực, bạch tuộc Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU tăng trưởng 3 con số trong tháng 4 và 5, các tháng còn lại đều tăng trưởng 2 con số.
Nhờ tăng trưởng tốt, trong 7 tháng đầu năm nay, EU đã vượt qua Thái Lan trở thành thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam. EU hiện chiếm 10,8% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.
Xuất khẩu hàng hóa sang một số nước Đông Nam Á tăng trưởng khả quan
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước Đông Nam Á vẫn tăng trưởng tích cực, trong đó có thị trường Lào và Malaysia.
8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào đạt 408,8 triệu USD, tăng nhẹ 10,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Malaysia trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 2,78 tỉ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản
Ngày 7/10/2021, sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận.
Như vậy, đây là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể ví như "giấy thông hành" để vào thị trường Nhật Bản nói riêng cũng như thế giới nói chung. Việc được cấp đăng ký chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa khẳng định uy tín thanh long Bình Thuận vào thị trường Nhật Bản, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là tại các thị trường khó tính (châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand,…).
Lượng thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh
Theo Cục Chăn nuôi, trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi ước trên 2,7 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số đó, sữa và sản phẩm sữa ước khoảng 926,4 triệu USD, tăng 10,9%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 1.125,5 triệu USD, tăng 28,6%.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong 8 tháng, nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 256,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 507,8 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 83,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thịt gà đông lạnh đạt hơn 167,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 148,8 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đề nghị trả lương “tạm nghỉ việc” để giữ chân lao động
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản gửi công đoàn địa phương, công đoàn ngành về các giải pháp giữ chân lao động trong bối cảnh những đoàn người rời TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về quê ngày càng đông trong thời gian qua.
Tổng Liên đoàn lao động yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau để động viên người lao động tiếp tục trở lại doanh nghiệp khi doanh nghiệp bắt đầu sản xuất.
Các đơn vị chỉ đạo công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả.
Tin tức kinh tế ngày 7/10: Váy, đầm, quần áo phụ nữ vượt ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi xuất sang EAEU Váy, đầm, quần áo phụ nữ xuất sang EAEU vượt ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi; Vietjet mở lại 7 đường bay từ 10/10; Sản lượng điện thương phẩm tăng trong bối cảnh Covid-19; Lãi suất huy động xuống thấp nhất kể từ 2017... là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 7/10 |
P.V (Tổng hợp)
-
Giá vàng trong thời gian tới sẽ ra sao?
-
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank
-
Mỹ bắt đầu Chương trình cho thuê thềm lục địa khai thác dầu khí
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/4: Trung Quốc quay lại mua dầu thô Nga
-
Tin tức kinh tế ngày 23/4: Tiền gửi ngân hàng suy giảm sau nhiều tháng tăng liên tục