Thị trường chứng khoán thế giới ngày 15/3: Dow Jones rơi gần 500 điểm đầu phiên với sức ép từ Credit Suisse
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 538 điểm, tương đương 1,7%. Nasdaq Composite mất 1,2%, trong khi S&P 500 giảm 1,6%. Sự sụt giảm này đã kéo mức tăng từ đầu năm đến nay của S&P 500 xuống dưới 1%.
Trong những ngày gần đây, một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính tập trung vào các ngân hàng khu vực khi Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Ngân hàng Signature sụp đổ do quản lý kém trước 8 lần tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong 12 tháng qua. Sáng thứ Tư, sự chú ý chuyển sang các ngân hàng lớn, với cổ phiếu của Credit Suisse chạm mức thấp nhất mọi thời đại.
Theo báo cáo của Reuters, Saudi National Bank, nhà đầu tư lớn nhất của Credit Suisse, cho biết hôm thứ Tư rằng họ không thể cung cấp thêm bất kỳ khoản tài trợ nào cho ngân hàng này nữa. Điều này được đưa ra sau khi Credit Suisse nói vào đầu tuần này rằng họ đã phát hiện ra “những điểm yếu vật chất nhất định trong kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính” cho các năm 2021 và 2022.
Khi Credit Suisse kéo khu vực ngân hàng của châu Âu đi xuống, cổ phiếu của các ngân hàng lớn của Mỹ cũng giảm theo. Citigroup và Wells Fargo lần lượt giảm gần 5% và 4%, trong khi Goldman Sachs và Bank of America lần lượt giảm khoảng 4% và 3%.
Sau khi hồi phục vào ngày hôm qua, các ngân hàng khu vực lại rơi vào sắc đỏ. SPDR S&P Regional Banking ETF (KRE) giảm 4,7%, do sự sút giảm hơn 10% của First Republic Bank và PacWest Bancorp.
Peter Boockvar từ Bleakley Financial Group cho biết, áp lực đối với lĩnh vực tài chính đang gia tăng trên diện rộng vì sự thất bại của các ngân hàng đã thay đổi suy nghĩ của toàn ngành. Điều này cho chúng ta biết rằng có khả năng các ngân hàng sẽ bắt đầu giảm tăng trưởng tín dụng với quy mô lớn để tập trung nhiều hơn vào việc củng cố bảng cân đối kế toán.
Chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu tăng điểm vào thứ Tư sau khi cổ phiếu ngân hàng ở Phố Wall phục hồi tối hôm trước nhờ sự lạc quan sau khi sự cố tại SVB được ngăn chặn. Lạm phát của Mỹ tăng 6% trong tháng 2 so với năm ngoái, đúng với kỳ vọng của thị trường.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,52% lên 19.539,87 điểm, dẫn đầu đà tăng của khu vực. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite nhích lên 0,55%, đóng cửa ở mức 3.263,31 điểm khi các nhà đầu tư tiếp tục xem xét dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa giữ nguyên lãi suất cho vay cơ sở cho các vay trung hạn ở mức 2,75%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng nhẹ 0,027%, đóng cửa ở mức 27.229,48 điểm.
kinhtexaydung.petrotimes.vn
Đỗ Khánh
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/4: Hướng tới vùng 1.240 điểm?
- BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Tin nhanh chứng khoán ngày 24/4: Cổ phiếu họ Vin “tỏa sáng”, thị trường giữ nhịp tăng dù thanh khoản suy giảm
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 24/4: VN Index có thể tiếp tục hồi phục nhưng khó bứt phá nếu thanh khoản không cải thiện
- Tin nhanh chứng khoán ngày 21/4: VN Index bật tăng, sắc xanh lan tỏa toàn bảng điện tử
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/4: Tiếp diễn áp lực bán, nhà đầu tư cần thận trọng
- Tin nhanh chứng khoán ngày 22/4: VN-Index hồi phục ngoạn mục sau cú lao dốc kỷ lục
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/4: VN Index liệu có giữ được mốc 1.200 điểm?
- Tin nhanh chứng khoán ngày 21/4: Thị trường điều chỉnh, VN Index vẫn giữ vững ngưỡng 1.200 điểm
- Chứng khoán tuần mới (từ 21/4 đến 25/4): Nhịp chỉnh lành mạnh?