Tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước
Trong Văn bản số 639/BTTTT-THH ban hành ngày 28/2, Bộ TT&TT đề nghị các các bộ, ngành, địa phương hoàn thành ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, bảo đảm việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được sử dụng đúng nội dung, đúng mục tiêu, đúng nguồn kinh phí, tiết kiệm, hiệu quả.
![]() |
Trong năm 2022 và các năm tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; tập huấn công tác quản lý đầu tư, ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước... (ảnh minh họa) |
Việc ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phải phù hợp với Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025; Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kiến trúc Chính phủ điện tử của Việt Nam; Nghị quyết của các cấp ủy về chuyển đổi số; Nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương và các hướng dẫn cụ thể của Bộ TT&TT.
Việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho công nghệ thông tin, chuyển đổi số cần thực hiện đúng quy trình, thủ tục và quy định pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư, ngân sách nhà nước, đấu thầu.
Trong đó, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò dẫn dắt chuyển đổi số của người đứng đầu; xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chính trị quan trọng để thường xuyên đôn đốc việc thực hiện. Công tác đầu tư, mua sắm trong các kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cần theo nguyên tắc: Có người làm, có người giám sát độc lập, thực hiện việc kiểm tra, giám sát kịp thời ngay từ khâu lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương, lập dự toán đến các khâu thực hiện đầu tư, mua sắm và quyết toán.
Dự toán phải được tính đúng, tính đủ, đúng quy định, định mức và đơn giá của nhà nước, phù hợp với thị trường. Các cơ quan có thể tham khảo giá và công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên các phương tiện như: Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, thông tin công khai về đấu thầu được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương. Tuân thủ các quy trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo cạnh tranh, minh bạch, sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất.
Cùng với đó, việc thực hiện các nhiệm vụ, dự án cần tăng cường dùng chung cơ sở hạ tầng thông tin, đồng bộ, chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu với các cơ quan liên quan, đạt được các mục tiêu đã đề ra; tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp, chồng chéo. Hệ thống CNTT phải bảo đảm các yêu cầu an toàn thông tin theo cấp độ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bộ TT&TT cũng cho biết, trong năm 2022 và các năm tới, Bộ sẽ tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; tập huấn công tác quản lý đầu tư, ứng dụng...
M.C
-
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
-
Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm
-
Giá vàng hôm nay (22/4): Tiếp đà tăng mạnh
-
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/4: EU chuẩn bị công bố chiến lược năng lượng mới