Tầm nhìn đến năm 2045 TP HCM trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á

13:18 | 03/06/2023

157 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP ngày 2/6/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
TP HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoàiTP HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCMĐề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM
Thúc đẩy TP HCM phát triển nhanh, bền vững, tự tin vững bước đi lênThúc đẩy TP HCM phát triển nhanh, bền vững, tự tin vững bước đi lên
Mục tiêu đến năm 2030 TP Hồ Chí Minh trở thành TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao (Ảnh minh họa).
Mục tiêu đến năm 2030 TP HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao (Ảnh minh họa).

Theo đó, việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành và nhân dân TP HCM về vị trí, vai trò là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; sớm trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và Châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 31-NQ/TW; xác định rõ các nhiệm vụ chủ yếu, thể hiện các giải pháp cụ thể và thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức theo lộ trình phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết.

Chương trình hành động nhằm thể hiện được vai trò kiến tạo, lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM, đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) TP HCM, UBND các tỉnh trong Vùng Đông Nam Bộ tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách có tính đột phá; huy động và phân bố nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng, mở rộng hợp tác quốc tế, đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM với phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Đến 2030, GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD

Phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đã đề ra trong Nghị quyết:

Mục tiêu đến năm 2030 TP HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số; trung tâm kinh tế, tài chính; thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á. Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8%-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Tầm nhìn đến năm 2045 TP HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của Vùng TP HCM và Vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.

Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND TP HCM cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết là tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.

Cụ thể, cơ cấu lại tổng thể kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao.

Quy hoạch, chuyển đổi mô hình các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; lựa chọn các sản phẩm và công đoạn có giá trị gia tăng cao tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của Thành phố, phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái; xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hoá. Phát triển thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới, là đô thị sáng tạo, tương tác cao, hạt nhân thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP HCM.

Tập trung xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại; hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế; có cơ chế, chính sách, hạ tầng kỹ thuật phù hợp để sớm xây dựng thành công Trung tâm Tài chính quốc tế TP HCM.

Hỗ trợ phát triển đồng bộ các thị trường; thúc đẩy kinh tế tri thức; phát triển kinh tế số đồng bộ với các nền tảng số quốc gia tạo động lực đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế số trong các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thương mại điện tử, du lịch, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế chất lượng cao... Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, ưu tiên các ngành và sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế; hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố; hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, tổ chức lại các mô hình hợp tác xã kiểu mới; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân; xây dựng một số doanh nghiệp mang tầm quốc gia và toàn cầu.

Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án công nghệ cao, quản trị hiện đại và có tác động lan toả, kết nối chặt chẽ với kinh tế trong nước; phát triển công nghiệp hỗ trợ kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI. Phát huy vai trò động lực, dẫn dắt của đầu tư công, kết hợp khơi thông nguồn vốn từ khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ và tổ chức tài chính quốc tế. Thực hiện có hiệu quả hợp tác công - tư trong huy động nguồn vốn xã hội và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp, dịch vụ. Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai nhằm tạo nguồn lực đầu tư phát triển.

Sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ; xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo mang tầm quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, nhất là các công nghệ lõi, với hạt nhân là Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia TP HCM, các viện nghiên cứu, trường đại học gắn kết chặt chẽ đào tạo và khoa học công nghệ. Phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ; có cơ chế, chính sách vượt trội thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế; thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tại Thành phố.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đạt trình độ quốc tế ở các lĩnh vực ưu tiên.

Nâng cao chất lượng quy hoạch với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn

Nhiệm vụ, giải pháp khác của Nghị quyết là nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Cụ thể, nâng cao chất lượng quy hoạch với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo không gian và động lực phát triển bền vững, ổn định, lâu dài cho Thành phố, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch TP HCM giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Thực hiện đồng bộ các quy hoạch: quy hoạch phát triển không gian ngầm, không gian xanh, không gian sông nước, không gian văn hoá, đặc biệt là khu vực trung tâm Thành phố, các khu đô thị mới, xung quanh các nhà ga Metro theo mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD). Thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch kiến trúc. Thực thi quy hoạch tích hợp ngành gắn với phương thức tạo quỹ đất, tài chính đô thị, phát triển giao thông, chính sách nhà ở, quản lý tài nguyên nước và chống ngập nước.

Phát triển đô thị TP HCM theo hướng đa trung tâm, kết nối vùng, đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển hài hoà giữa nông thôn và đô thị. Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; kết hợp đồng bộ giữa cải tạo, chỉnh trang đô thị với phát triển đô thị mới, bảo đảm kiến trúc hài hoà, giữ gìn và phát huy các yếu tố văn hoá đặc trưng; tổ chức lại đời sống dân cư nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong quá trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị.

Thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo nhà ở ven kênh rạch, chung cư cũ. Tiếp tục thực hiện lộ trình di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; sử dụng có hiệu quả quỹ đất sau di dời để ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Phát triển ngành xây dựng, thiết kế, thi công với công nghệ hiện đại, phát triển vật liệu mới, năng lượng xanh, tái tạo, thân thiện môi trường. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, xử lý rác thải, nước thải. Đẩy mạnh phát triển mảng xanh đô thị.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước, chống ngập, xử lý chất thải; quản lý nghiêm việc khai thác, sử dụng nước ngầm; củng cố hệ thống đê ven biển, cống ngăn triều, công trình thuỷ lợi ven sông phục vụ kiểm soát lũ, giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước; bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thành phố bảo đảm tổng thể, đồng bộ và hiện đại; trong đó, chú trọng phân bổ hợp lý nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kết hợp đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hình thức đối tác công - tư (PPP).

Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng năng lượng, viễn thông đồng bộ, hiện đại; đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và với giá cả phù hợp. Huy động nguồn lực quốc tế đánh giá chính xác tiềm năng điện gió, điện mặt trời nhằm hỗ trợ chuyển đổi năng lượng.

Hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ và hệ thống đường kết nối nội vùng, liên vùng theo quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia, nhất là tuyến vành đai 3, 4, các đường cao tốc, đường sắt TP HCM - Cần Thơ, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Xúc tiến đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, mạng lưới đường sắt kết nối vùng TP HCM. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng có sức chở lớn, phát triển, khai thác hiệu quả mạng đường sắt đô thị, luồng tàu đường biển, đường sông, bảo đảm kết nối liên hoàn với các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Chủ động thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò nòng cốt, đầu tàu của Thành phố trong liên kết phát triển nhằm thực hiện các đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực, không gian phát triển mới cho vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực, địa phương trong cả nước.

Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ và kho chứa cảng biển, đón đầu các chuỗi cung ứng; hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực.

Ban hành và triển khai thí điểm chính sách mang tính đột phá

Nghị quyết nêu rõ, ban hành chính sách, pháp luật vượt trội, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích chung của cán bộ Thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển Thành phố trong giai đoạn mới.

Trong đó, thực hiện có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền cho Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực: quản lý đầu tư; tài chính - ngân sách; quản lý đô thị, tài nguyên môi trường; quản lý văn hoá và trật tự xã hội; tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Ban hành và triển khai thí điểm chính sách mang tính đột phá để Thành phố chủ động huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển. Giữ tỷ lệ điều tiết ngân sách Thành phố theo mức hiện nay đến hết năm 2025 và tiếp tục giữ ở mức không thấp hơn trong các năm tiếp theo, tạo điều kiện để Thành phố có nguồn lực bổ sung cho các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược, đầu tư phát triển các dự án hạ tầng trọng điểm và nâng cao phúc lợi của người dân, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Ban hành chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế TP HCM; cho thí điểm cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ trong lĩnh vực tài chính và chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào Trung tâm Tài chính quốc tế.

Xây dựng cơ chế đột phá thu hút nguồn lực đầu tư phát triển và thúc đẩy xã hội hoá trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thể thao, du lịch,...; nâng cao hiệu quả các loại hình liên kết đầu tư trong các lĩnh vực này. Áp dụng thí điểm việc lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công - tư để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và khoa học - công nghệ.

Cho thực hiện cơ chế cần thiết để xử lý những dự án đầu tư, những công trình tồn đọng nhiều năm do vướng mắc về cơ chế, thủ tục.

Tiến hành sơ kết việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị, tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thành phố tinh gọn, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; cho phép Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định việc giao một số nhiệm vụ theo quy định pháp luật, thuộc chức năng của các sở, ngành chuyên môn cho UBND thành phố Thủ Đức, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức trong phạm vi địa bàn thành phố Thủ Đức; quyết định tổ chức bộ máy trực thuộc thành phố Thủ Đức, vị trí việc làm, cơ cấu số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại các phường, xã, thị trấn dựa trên hoạt động kinh tế, quy mô dân số và đặc điểm địa bàn.

Thanh Thùy

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 117,800 ▼1500K 119,800 ▼1500K
AVPL/SJC HCM 117,800 ▼1500K 119,800 ▼1500K
AVPL/SJC ĐN 117,800 ▼1500K 119,800 ▼1500K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,230 ▼150K 11,410 ▼150K
Nguyên liệu 999 - HN 11,220 ▼150K 11,400 ▼150K
Cập nhật: 05/05/2025 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 112.500 ▲500K 115.400 ▼600K
TPHCM - SJC 117.800 ▼700K 119.800 ▼1500K
Hà Nội - PNJ 112.500 ▲500K 115.400 ▼600K
Hà Nội - SJC 117.800 ▼700K 119.800 ▼1500K
Đà Nẵng - PNJ 112.500 ▲500K 115.400 ▼600K
Đà Nẵng - SJC 117.800 ▼700K 119.800 ▼1500K
Miền Tây - PNJ 112.500 ▲500K 115.400 ▼600K
Miền Tây - SJC 117.800 ▼700K 119.800 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 112.500 ▲500K 115.400 ▼600K
Giá vàng nữ trang - SJC 117.800 ▼700K 119.800 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 112.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - SJC 117.800 ▼700K 119.800 ▼1500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 112.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 112.500 ▲500K 115.400 ▼600K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 112.500 ▲500K 115.400 ▼600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.500 ▲500K 115.000 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.390 ▲500K 114.890 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.680 ▲500K 114.180 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.450 ▲490K 113.950 ▲490K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 78.900 ▲370K 86.400 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.930 ▲300K 67.430 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.490 ▲210K 47.990 ▲210K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 102.940 ▲460K 105.440 ▲460K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.800 ▲300K 70.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.400 ▲320K 74.900 ▲320K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.850 ▲340K 78.350 ▲340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.780 ▲190K 43.280 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.600 ▲160K 38.100 ▲160K
Cập nhật: 05/05/2025 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,010 ▼210K 11,590 ▼150K
Trang sức 99.9 11,000 ▼210K 11,580 ▼150K
NL 99.99 10,900 ▼320K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,900 ▼320K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 ▼150K 11,600 ▼150K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 ▼150K 11,600 ▼150K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 ▼150K 11,600 ▼150K
Miếng SJC Thái Bình 11,830 ▲30K 12,030 ▼70K
Miếng SJC Nghệ An 11,830 ▲30K 12,030 ▼70K
Miếng SJC Hà Nội 11,830 ▲30K 12,030 ▼70K
Cập nhật: 05/05/2025 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16285 16552 17134
CAD 18255 18531 19153
CHF 30793 31170 31807
CNY 0 3358 3600
EUR 28759 29028 30061
GBP 33657 34046 34991
HKD 0 3218 3420
JPY 173 177 183
KRW 0 0 19
NZD 0 15184 15781
SGD 19537 19818 20336
THB 700 763 817
USD (1,2) 25690 0 0
USD (5,10,20) 25728 0 0
USD (50,100) 25756 25790 26133
Cập nhật: 05/05/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,795 25,795 26,155
USD(1-2-5) 24,763 - -
USD(10-20) 24,763 - -
GBP 34,060 34,152 35,055
HKD 3,292 3,302 3,402
CHF 30,957 31,053 31,906
JPY 176.31 176.63 184.55
THB 748.46 757.7 811.42
AUD 16,562 16,622 17,072
CAD 18,552 18,611 19,114
SGD 19,742 19,804 20,432
SEK - 2,648 2,740
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,876 4,010
NOK - 2,451 2,540
CNY - 3,534 3,631
RUB - - -
NZD 15,174 15,315 15,755
KRW 17.42 - 19.52
EUR 28,967 28,990 30,224
TWD 785.61 - 950.51
MYR 5,759.52 - 6,497.29
SAR - 6,810.2 7,168.21
KWD - 82,426 87,677
XAU - - -
Cập nhật: 05/05/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,810 25,820 26,160
EUR 28,855 28,971 30,080
GBP 33,900 34,036 35,007
HKD 3,287 3,300 3,407
CHF 30,990 31,114 32,018
JPY 175.61 176.32 183.58
AUD 16,455 16,521 17,052
SGD 19,715 19,794 20,335
THB 768 771 805
CAD 18,490 18,564 19,083
NZD 15,257 15,767
KRW 17.73 19.58
Cập nhật: 05/05/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25782 25782 26142
AUD 16442 16542 17113
CAD 18440 18540 19098
CHF 30985 31015 31912
CNY 0 3535.1 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 29055 29155 29927
GBP 33980 34030 35148
HKD 0 3355 0
JPY 176.39 177.39 183.9
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15294 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19711 19841 20563
THB 0 729.8 0
TWD 0 845 0
XAU 11850000 11850000 12100000
XBJ 10500000 10500000 12000000
Cập nhật: 05/05/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,790 25,840 26,180
USD20 25,790 25,840 26,180
USD1 25,790 25,840 26,180
AUD 16,473 16,623 17,695
EUR 29,123 29,273 30,446
CAD 18,397 18,497 19,818
SGD 19,774 19,924 20,401
JPY 176.98 178.48 183.12
GBP 34,088 34,238 35,030
XAU 11,778,000 0 11,982,000
CNY 0 3,420 0
THB 0 767 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 05/05/2025 16:00