Sri Lanka: Khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
![]() |
![]() |
![]() |
Người dân xếp hàng chờ mua dầu hỏa tại thủ đô Colombo, Sri Lanka (Ảnh: Reuters) |
Trong quý cuối cùng của năm 2022, Sri Lanka đã bị đẩy sâu hơn vào suy thoái do chi phí đi vay đã đạt mức cao nhất trong 2 thập kỷ, với các quỹ được sử dụng để quản lý lạm phát. GDP của nước này đã giảm 12,4% trong khoảng thời gian từ tháng 9 - 12/2022 so với cùng kỳ năm 2021. Nền kinh tế Sri Lanka hiện đã suy giảm trong 4 quý liên tiếp - cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất đối với nước này trong 7 thập kỷ.
Song, Sri Lanka hy vọng IMF sẽ mở khóa gói cứu trợ trị giá 2,9 tỷ USD đã được thông qua vào tháng 9 tại cuộc họp của họ vào tuần tới.
Trong những tháng gần đây, chi phí tiêu dùng của Sri Lanka đã tăng cao do nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung và thiếu chi phí để nhập khẩu.
Năm ngoái, Sri Lanka đã phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nhiên liệu khiến các trường học phải đóng cửa... Việc thiếu hụt nhiên liệu chủ yếu được cho là do có nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế và tác động của đại dịch COVID-19. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi các nhà cung cấp không sẵn sàng vận chuyển các lô hàng nhiên liệu mới cho Sri Lanka sau nhiều năm thất hứa và thanh toán nợ quá hạn - tổng cộng lên tới khoảng 700 triệu USD vào tháng 7/2022.
Cuộc khủng hoảng phần lớn bắt nguồn từ việc Sri Lanka phụ thuộc vào các sản phẩm năng lượng nước ngoài để phát triển công nghiệp của đất nước. Việc thiếu nhiên liệu sẵn có đã khiến nhiều hoạt động sản xuất của Sri Lanka bị đình trệ, đồng nghĩa với việc các hộ gia đình và doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn tài chính nghiêm trọng.
Tháng 2/2023, Sri Lanka đã tăng giá điện lên 66% để khuyến khích IMF phê duyệt tài trợ. Lạm phát đã lên tới 54,2% và lo ngại rằng sự gia tăng này sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn nữa. Tuy nhiên, nước này vẫn phải đối mặt với khó khăn trong việc nhập khẩu nhiên liệu quan trọng do dự trữ ngoại tệ thấp.
Hiện, Sri Lanka vẫn đang trong tình trạng bế tắc khi chờ IMF giải ngân các khoản tiền cần thiết để đưa ra các chính sách tài khóa mới và bắt đầu con đường phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, nước này cũng đang tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực, góp phần giúp thu hút đầu tư và tăng cường an ninh năng lượng dài hạn.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh