Sản phẩm Việt Nam được "phòng vệ" thương mại như thế nào?

13:00 | 03/09/2021

235 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cách đây đúng 20 năm, lần đầu tiên Việt Nam bị Hoa Kỳ điều tra chống phá giá tôm, cá da trơn (tra và cá basa). Đến nay các biện pháp phòng vệ thương mại cùa nhiều quốc gia ngày càng đã triển khai mạnh với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vậy làm thế nào để bảo vệ sản phẩm Việt Nam trên đất khách?

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp Việt Nam khi các nước tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước.

vi-sao-hang-viet-la-tam-diem-cua-cac-vu-kien-phong-ve-thuong-mai
Hàng Việt đang là tâm điểm của nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại.

Phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng với mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Các nền kinh tế có xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại.

Với chủ trương đúng đắn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 11,7% trong giai đoạn 2016-2020, đạt 281,5 tỷ USD năm 2020. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Tính đến hết tháng 7/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 207 vụ việc điều tra. Trong đó, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay là 160 vụ việc, chiếm tỷ lệ 77%.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có những tác động tiêu cực. Nếu hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại ở mức cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu. Để tránh bị áp thuế, doanh nghiệp phải bố trí thời gian và nguồn lực để xử lý, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh các nước tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã chủ động nghiên cứu, tham mưu để thể chế hóa công tác hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài trong Luật Quản lý ngoại thương, đồng thời cụ thể hóa trong một số đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương; Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ; Đề án xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

pin-nang-luong-mat-troi-moi-tao-ra-dien-va-nuoc-sach
Pin năng lượng mặt trời Việt Nam lại vào tầm ngắm phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp Việt Nam khi các nước tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước, cụ thể:

Trước tiên, đã cơ bản xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316). Thông qua hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi thông tin, cập nhật số liệu nhằm đưa ra cảnh báo kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu có giải pháp phòng ngừa vụ việc.

Thứ hai, chủ động tiếp cận sớm với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.

Thứ ba, đối với các vụ việc cụ thể, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trực tiếp cung cấp các thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài để cơ quan điều tra nước ngoài hiểu rõ về các chính sách, quy định của Việt Nam, tránh đưa ra những kết luận bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những cáo buộc thiếu khách quan và không chính xác.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài khi phát hiện trong hoạt động điều tra có điểm chưa phù hợp với các quy định của WTO. Nếu dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO là rõ ràng và biện pháp phòng vệ thương mại được nước ngoài áp dụng gây bất lợi lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ có những tham mưu, đề xuất với Chính phủ để chính thức khiếu nại và đưa vấn đề ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về quy định pháp luật Việt Nam, quốc tế về phòng vệ thương mại và các cam kết của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết để các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng nâng cao kiến thức, không bị động khi vụ việc xảy ra.

Thứ năm, thông qua hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công Thương thường xuyên cung cấp thông tin cơ bản về nhu cầu sản phẩm, xu hướng thị trường để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, từ đó có kế hoạch đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tránh xuất khẩu quá tập trung vào một thị trường để giảm thiểu rủi ro bị điều tra, áp thuế.

Có thể thấy rằng, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã đem lại những kết quả rất tích cực. Trong nhiều vụ việc, Việt Nam đã thành công trong việc chứng minh Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chẳng hạn như trong hầu hết các vụ việc Canada điều tra trợ cấp đối với doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan điều tra của Canada đều có kết luận chung là doanh nghiệp Việt Nam không nhận trợ cấp hoặc nhận được trợ cấp với mức độ không đáng kể. Hay nhiều vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng có kết quả tích cực khi hầu hết các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn của Việt Nam đều không bị áp thuế chống bán phá giá (cá basa, tôm và gần đây nhất là mặt hàng lốp xe), giúp kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này được giữ vững và tăng trưởng.

bo-cong-thuong-hoan-tat-chuong-trinh-tong-the-phong-ve-thuong-mai-1
Bộ Công Thương đã hoàn tất chương trình tổng thể phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.

Không chỉ giải quyết ở cấp độ song phương, Việt Nam cũng đã tiến hành khiếu nại 5 biện pháp phòng vệ thương mại của các nước ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó có 4 vụ việc đã có phán quyết với kết quả tích cực cho Việt Nam. Nhờ các hoạt động hỗ trợ đang được triển khai, trung bình khoảng 2/3 số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam không dẫn đến kết quả bất lợi đối với các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng thì công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để giảm thiểu tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại đến kết quả xuất khẩu. Đặc biệt, để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn nữa trong việc xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, công tác nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý phòng vệ thương mại cho các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tùng Dương

Chính thức điều tra đường mía Thái Lan Chính thức điều tra đường mía Thái Lan "cố tình trốn thuế"
Thép mạ Việt Nam đứng trước nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá Thép mạ Việt Nam đứng trước nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá
Đường nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu lẩn tránh phòng vệ thương mại! Đường nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu lẩn tránh phòng vệ thương mại!
76 tổ chức kinh doanh Mỹ kiến nghị tháo bỏ rào cản thuế quan đối với Việt Nam 76 tổ chức kinh doanh Mỹ kiến nghị tháo bỏ rào cản thuế quan đối với Việt Nam

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 116,500 ▼5500K 119,500 ▼4500K
AVPL/SJC HCM 116,500 ▼5500K 119,500 ▼4500K
AVPL/SJC ĐN 116,500 ▼5500K 119,500 ▼4500K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,230 ▼470K 11,440 ▼370K
Nguyên liệu 999 - HN 11,220 ▼470K 11,430 ▼370K
Cập nhật: 23/04/2025 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 112.700 ▼4300K 115.900 ▼4100K
TPHCM - SJC 116.500 ▼5500K 119.500 ▼4500K
Hà Nội - PNJ 112.700 ▼4300K 115.900 ▼4100K
Hà Nội - SJC 116.500 ▼5500K 119.500 ▼4500K
Đà Nẵng - PNJ 112.700 ▼4300K 115.900 ▼4100K
Đà Nẵng - SJC 116.500 ▼5500K 119.500 ▼4500K
Miền Tây - PNJ 112.700 ▼4300K 115.900 ▼4100K
Miền Tây - SJC 116.500 ▼5500K 119.500 ▼4500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 112.700 ▼4300K 115.900 ▼4100K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.500 ▼5500K 119.500 ▼4500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 112.700 ▼4300K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.500 ▼5500K 119.500 ▼4500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 112.700 ▼4300K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 112.700 ▼4300K 115.900 ▼4100K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 112.700 ▼4300K 115.900 ▼4100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.700 ▼4300K 115.200 ▼4300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.590 ▼4290K 115.090 ▼4290K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.880 ▼4260K 114.380 ▼4260K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.650 ▼4260K 114.150 ▼4260K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.050 ▼3230K 86.550 ▼3230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.040 ▼2520K 67.540 ▼2520K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.570 ▼1790K 48.070 ▼1790K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.120 ▼3940K 105.620 ▼3940K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.920 ▼2630K 70.420 ▼2630K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.530 ▼2800K 75.030 ▼2800K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.990 ▼2920K 78.490 ▼2920K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.850 ▼1610K 43.350 ▼1610K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.670 ▼1420K 38.170 ▼1420K
Cập nhật: 23/04/2025 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,070 ▼450K 11,590 ▼450K
Trang sức 99.9 11,060 ▼450K 11,580 ▼450K
NL 99.99 11,070 ▼450K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,070 ▼450K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 ▼450K 11,600 ▼450K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 ▼450K 11,600 ▼450K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 ▼450K 11,600 ▼450K
Miếng SJC Thái Bình 11,650 ▼550K 11,950 ▼450K
Miếng SJC Nghệ An 11,650 ▼550K 11,950 ▼450K
Miếng SJC Hà Nội 11,650 ▼550K 11,950 ▼450K
Cập nhật: 23/04/2025 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16132 16399 16980
CAD 18289 18565 19185
CHF 30988 31366 32021
CNY 0 3358 3600
EUR 29033 29302 30335
GBP 33828 34217 35160
HKD 0 3220 3422
JPY 176 180 187
KRW 0 0 18
NZD 0 15242 15837
SGD 19279 19558 20088
THB 693 756 809
USD (1,2) 25734 0 0
USD (5,10,20) 25773 0 0
USD (50,100) 25801 25835 26141
Cập nhật: 23/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,781 25,781 26,141
USD(1-2-5) 24,750 - -
USD(10-20) 24,750 - -
GBP 34,098 34,190 35,110
HKD 3,287 3,297 3,397
CHF 31,117 31,214 32,080
JPY 179.31 179.63 187.65
THB 739.34 748.48 801.05
AUD 16,379 16,439 16,883
CAD 18,525 18,585 19,084
SGD 19,461 19,521 20,140
SEK - 2,664 2,759
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,897 4,032
NOK - 2,457 2,545
CNY - 3,516 3,612
RUB - - -
NZD 15,186 15,327 15,778
KRW 16.87 17.6 18.91
EUR 29,138 29,161 30,408
TWD 721.16 - 872.51
MYR 5,505.77 - 6,210.77
SAR - 6,804.87 7,162.65
KWD - 82,659 87,891
XAU - - -
Cập nhật: 23/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,790 25,800 26,140
EUR 29,018 29,135 30,224
GBP 33,928 34,064 35,035
HKD 3,281 3,294 3,401
CHF 31,000 31,124 32,021
JPY 178.25 178.97 186.43
AUD 16,290 16,355 16,884
SGD 19,459 19,537 20,068
THB 754 757 790
CAD 18,450 18,524 19,041
NZD 15,288 15,798
KRW 17.38 19.16
Cập nhật: 23/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25782 25782 26140
AUD 16318 16418 16985
CAD 18443 18543 19098
CHF 31176 31206 32095
CNY 0 3523.6 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 29110 29210 30083
GBP 34074 34124 35244
HKD 0 3330 0
JPY 180.17 180.67 187.18
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.4 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2470 0
NZD 0 15362 0
PHP 0 430 0
SEK 0 2690 0
SGD 19417 19547 20278
THB 0 721.4 0
TWD 0 790 0
XAU 11800000 11800000 12100000
XBJ 11000000 11000000 12100000
Cập nhật: 23/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,770 25,820 26,141
USD20 25,770 25,820 26,141
USD1 25,770 25,820 26,141
AUD 16,330 16,480 17,560
EUR 29,240 29,390 30,585
CAD 18,359 18,459 19,788
SGD 19,488 19,638 20,123
JPY 179.93 181.43 186.16
GBP 34,116 34,266 35,069
XAU 11,798,000 0 12,052,000
CNY 0 3,406 0
THB 0 756 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 23/04/2025 16:00