Pháp không còn được nhận khí đốt qua đường ống từ Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Nhà điều hành này cũng cho biết các cơ sở lưu trữ khí đốt của Pháp đã được lấp đầy tới 56% công suất, tăng từ 19% vào giữa tháng 3. Nhà điều hành nhấn mạnh Pháp sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn năng lượng vào mùa hè.
Đầu tuần này, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã cảnh báo họ sẽ cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt cho châu Âu vì các vấn đề kỹ thuật phát sinh do lệnh trừng phạt của phương Tây. Công ty cho biết nhà điều hành thiết bị năng lượng Siemens Energy của Đức đã không thể trả lại các thiết bị bơm khí đã sửa chữa cho đường ống Dòng chảy phương Bắc từ một cơ sở bảo trì ở Canada do lệnh cấm vận của nước này đối với Nga.
Pháp nhận được gần 17% khí đốt từ Nga thông qua các đường ống kết nối với Đức - quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Sự cắt giảm nguồn cung của Nga tới Pháp cũng giống như sự cắt giảm tương tự nguồn cung của Gazprom cho Đức và Ý.
Các nhà nhập khẩu khí đốt của Nga ở châu Âu đã lên án động thái của Gazprom là "chính trị", nói rằng Điện Kremlin sử dụng năng lượng để trừng phạt các nước thành viên EU vì ủng hộ Ukraine.
Nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream được cho là đã giảm 60% trong tuần này, khiến giá nhiên liệu tăng vọt. Hôm thứ Năm 16/6, giá khí đốt bán buôn của Hà Lan, gia tiêu chuẩn của châu Âu, lần đầu tiên tăng lên hơn 1.500 USD/nghìn mét khối kể từ tháng 4.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng