OPEC tin tưởng sẽ có thỏa thuận dù có bất đồng với Nga
![]() |
OPEC+, nhóm không chính thức quy tụ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, trong đó có Nga, dự định ban đầu phải lựa chọn hoặc kéo dài các biện pháp hạn chế sản lượng của họ từ ngày 1/1/2021 hoặc tăng dần nguồn cung.
Nhưng cuộc họp đã bị hoãn lại 2 ngày, do các cuộc thảo luận sơ bộ giữa các nhà sản xuất lớn không đạt được sự đồng thuận.
OPEC+ ban đầu dự định gia tăng sản lượng tổng thể thêm hai triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng tới nhưng làn sóng Covid-19 thứ hai và các vấn đề về nền kinh tế đã khiến dự định này bị xem xét lại vì nếu tăng sản lượng có thể làm tăng sự mất cân bằng giữa cung và cầu.
Có thể việc cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày có hiệu lực hiện nay, tương đương với khoảng 8% nhu cầu toàn cầu, sẽ được gia hạn.
"OPEC+ phải gia hạn thỏa thuận để đảm bảo rằng thị trường tiếp tục giảm hàng tồn kho trong quý đầu tiên của năm tới", ING Economics cho biết trong một thông báo. "Sự phát triển của vắc-xin dự kiến sẽ không thay đổi đáng kể triển vọng nhu cầu trong những tháng tới", thông báo nhấn mạnh.
Ả Rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất, ủng hộ phương án kéo dài thỏa thuận cắt giảm hiện nay.
Về phía Nga, phát ngôn viên Điện Kremlin Dimitry Peskov đã cho biết về sự khác biệt quan điểm giữa Nga và OPEC nhưng ông nói rõ rằng Tổng thống Vladimir Putin không có kế hoạch gặp các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê-út trước cuộc họp của các OPEC+.
Trong số các thành viên khác của nhóm, Algeria, thông qua tiếng nói của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, đã bày tỏ sự lạc quan về khả năng các nhà đàm phán đạt được "một sự đồng thuận thích ứng với nhu cầu về dầu và thị trường".
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Trung Quốc gia hạn lệnh đình chỉ nhập khẩu LNG của Mỹ
- Dưới thời ông Trump, ngành AI Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ?
- Nhật Bản muốn thuê Malaysia chôn CO2 dưới các mỏ khí đã cạn kiệt
- Liên minh Trung Quốc - EU bù đắp khoảng trống của Mỹ trong cuộc chiến về khí hậu
- Tồn kho dầu thô của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong ba năm