OPEC quyết định như thế nào sau điện đàm của Tổng thống Nga và Thái tử Ả rập Saudi?
![]() |
![]() |
![]() |
Các tổ chức năng lượng thế giới như IEA, EIA, OPEC đều hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2021, triển vọng u ám hơn nhiều so với 1 tháng trước đây. Trong tuần qua, Tổng thống Nga V. Putin và Thái tử Ả rập Saudi Mohammed Bin Salman đã có 2 cuộc đàm thoại trực tiếp để thảo luận về hợp tác trong khuôn khổ OPEC+, cả hai bên đều nhấn mạnh sẵn sàng phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm duy trì sự ổn định trên thị trường năng lượng thế giới. Trong tháng 12 tới, các thành viên OPEC+ sẽ phải đưa ra quyết định - giữ nguyên kế hoạch nới lỏng hạn ngạch cắt giảm thêm gần 2 triệu bpd từ 7,7 triệu bpd xuống 5,7 triệu bpd hay không. Hiện Nga có kế hoạch giữ nguyên lộ trình tăng sản lượng. Đặc biệt, sản lượng từ phía Libya đang phục hồi nhanh chóng (dự báo lên 0,7 - 1,0 triệu bpd vào cuối năm).
Theo kịch bản xấu (mới nhất) của OPEC+, trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh và sản lượng khai thác của Libya tăng đều, thị trường sẽ đối mặt với dư thừa nguồn cung 200.000 bpd trong năm 2021, nhu cầu dầu thế giới giảm 10,8 triệu bpd xuống còn khoảng 89,2 triệu bpd. Ngay trong quý 4/2020, dự báo nhu cầu của OPEC+ đã thấp hơn IEA 636.000 bpd, EIA hơn 1,1 triệu bpd.
Biểu đồ dưới đây cho thấy dự báo ở mức thấp về nhu cầu thị trường dầu thô trong bối cảnh thị trường đi xuống. Trong đó màu đen là dự báo của OPEC, màu đỏ của IEA, và màu xanh của EIA.
![]() |
Phát biểu sau cuộc họp Ủy ban kỹ thuật OPEC+ (JTC), Tổng thư ký OPEC cho biết, tổ chức này và các đối tác sẽ đảm bảo để giá dầu không giảm sâu khi diễn ra kỳ họp quyết định chính sách nới lỏng hạn mức vào cuối tháng 11 - đầu tháng 12 tới bất chấp nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới đang phục hồi chậm hơn dự kiến. JTC chính thức công bố tỷ lệ tuân thủ hạn ngạch tháng 9 ở mức 102%, cao hơn 1% so với tháng 8. Tính đến hết tháng 9, khối lượng khai thác vượt hạn ngạch ở mức 2,33 triệu bpd, đến cuối năm 2020 các thành viên vi phạm (Iraq, Nigeria, Nga, UAE) có nghĩa vụ cắt giảm bổ sung để bù đắp đủ khối lượng này.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Novak cho biết, các nguồn năng lượng truyền thống (hydrocarbon) sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng chủ đạo trong bảng cân đối năng lượng toàn cầu trong tương lai trung hạn và tỷ trọng các nguồn này tại các quốc gia BRICS vào năm 2040 vẫn sẽ chiếm trên 70%. Nga dự kiến giữ nguyên kế hoạch nới lỏng hạn ngạch OPEC+ từ đầu năm 2021.
Viễn Đông
- Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
- Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều dự án năng lượng tái tạo phải hủy bỏ
- Mỹ sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán với Ukraine nếu không có tín hiệu tiến triển
- Còn nhiều hoài nghi về mục tiêu xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần