OPEC+ đang đối mặt với thách thức gì trong thị trường dầu mỏ?
![]() |
Trong lúc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Đồng minh (OPEC+) đang chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng, lẽ ra sẽ tổ chức tại Vienna ngày 26/11 nhưng dời lại đến ngày 30/11, giá dầu đã có nhiều biến động, còn căng thẳng địa chính trị thì liên tục gia tăng. Trong lúc đó, Iran kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel, một yêu cầu phần lớn vẫn bị phớt lờ.
Đấu tranh nhằm ổn định thị trường dầu mỏ
Trong năm qua, Ả Rập Xê-út đã cố gắng hỗ trợ thị trường dầu mỏ bằng cách giảm sản lượng xuống còn 9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2011 nếu không tính đến đại dịch COVID-19 và vụ tấn công vào cơ sở tinh chế dầu thô Abqaiq vào tháng 9/2019. Bất chấp những nỗ lực này, vương quốc vẫn phải gánh chịu nhiều hậu quả kinh tế, vì thị trường không bị ảnh hưởng từ những mức cắt giảm này.
Tác động của giá dầu giảm đối với nền kinh tế Ả Rập Xê-út
Mục tiêu bình ổn giá năm 2024 có nguy cơ gặp phải sự phản kháng từ các nhà khai thác khác. Bóng ma suy thoái kinh tế toàn cầu (nhất là tại Trung Quốc) và nguồn cung ổn định từ các nước ngoài OPEC đang làm các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. Chưa kể, tính đến ngày 20/11, giá dầu Brent chỉ còn 83,33 USD/thùng. Trong khi trước đó, vào ngày 27/9 – thời điểm áp dụng chính sách tự nguyện cắt giảm hạn ngạch, giá một thùng là 98 USD.
Tại buổi họp, OPEC+ dự định sẽ đánh giá lại mối quan hệ hợp tác giữa tất cả các thành viên, cũng như xem xét lại hạn ngạch hiện tại cho giai đoạn cuối năm 2023 và điều chỉnh cho năm 2024. Những sửa đổi này sẽ có ảnh hưởng đến hầu hết các nước khai thác ở vùng cận Sahara, như Nigeria và Angola, vì những nước này thường xuyên khai thác dưới mức phân bổ cho họ. Trong khi đó, hạn ngạch của UAE sẽ được phép tăng từ 2,88 triệu thùng/ngày lên 3,219 triệu thùng/ngày vào năm 2024. Nhờ vậy, các nước thành viên có khả năng tiếp tục cắt giảm hạn ngạch và thúc đẩy giá một cách hiệu quả.
Vai trò của Nga trong OPEC+
Nga, nước khai thác dầu lớn nhất không thuộc OPEC, cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Tuy thực hiện chính sách cắt giảm tự nguyện như Riyadh, qua thời gian, Nga đã quyết định hạ mức cắt giảm. Vào tháng 10/2023, sản lượng dầu thô của Nga đã tăng thêm 20.000 thùng/ngày.
Hậu quả tiềm ẩn từ chính sách của OPEC+
Đối mặt với tính phức tạp trong việc đưa quyết định và một thị trường đầy biến động, OPEC+ có thể sẽ thắt chặt nguồn cung hơn nữa. Theo ông Clay Seigle - Giám đốc chịu trách nhiệm về dịch vụ dầu mỏ toàn cầu tại Rapidan Energy Group, tồn kho thương mại của OECD đã tăng trong tháng 9, đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021.
Tình trạng này nêu bật những thách thức liên tục mà OPEC+ sẽ phải đối mặt khi họ quyết định hạn ngạch cho năm 2024. Có thể, OPEC+ sẽ điều chỉnh chính sách và tổ chức nhiều cuộc họp khẩn cấp trong tương lai gần.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP