NMLD Dung Quất đạt mốc sản xuất 100 triệu tấn sản phẩm các loại

tăng
a a
giảm
In bài viết
Ngày 21/4, đồng hồ sản lượng của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã đạt mốc 100 triệu tấn sản phẩm các loại, lũy kế từ khi Nhà máy vận hành thương mại vào năm 2009. Đây là cột mốc lịch sử, thể hiện hành trình phát triển bền bỉ và năng lực sản xuất bền vững của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong suốt hơn 16 năm qua.

Trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu liên tục biến động và nhiều thách thức, việc BSR đạt 100 triệu tấn sản phẩm có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đem lại cho BSR tổng doanh thu trên 1,73 triệu tỷ đồng. Trong đó, đóng góp hơn 237 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước và đạt lợi nhuận trên 52 nghìn tỷ đồng. Những chỉ số trên đã khẳng định vị thế của BSR trong ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam, trong sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đồng thời, minh chứng cho tinh thần cống hiến và khát vọng vươn xa của BSR trên hành trình phát triển bền vững cùng Petrovietnam.

Năm 2024, BSR đối mặt với hàng loạt khó khăn như giá dầu thô biến động mạnh, biên lợi nhuận crack spread bị thu hẹp, cùng với tác động từ chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu trong khu vực ASEAN khiến tính cạnh tranh trên thị trường nội địa gia tăng. Bên cạnh đó, BSR thực hiện bảo dưỡng tổng thể NMLD Dung Quất lần thứ 5, đã làm sản lượng sản xuất thấp hơn so với các năm trước. Vượt qua các thách thức, BSR đã hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 43 ngày và trong cả năm 2024, BSR đã đạt trên 6,6 triệu tấn sản phẩm các loại.

Một trong những điểm sáng trong vận hành của NMLD Dung Quất là năm 2024, chỉ số tiêu thụ năng lượng (EII) lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 100%, đạt 99,7%, giúp đơn vị tiết kiệm hơn 10,1 triệu USD so với năm 2023.

NMLD Dung Quất đạt mốc sản xuất 100 triệu tấn sản phẩm các loại
NMLD Dung Quất đã sản xuất 100 triệu tấn sản phẩm các loại tính từ dòng sản phẩm thương mại đầu tiên năm 2009.

Trong lĩnh vực khoa học và đổi mới sáng tạo, BSR đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), gia tăng sản lượng các sản phẩm có giá trị cao như dầu DO, Jet-A1, PP, xăng Mogas 95/92. Và trong tháng 3/2025, BSR đã được Cơ quan SGS Germany GmbH (trụ sở tại Cộng hòa Liên bang Đức) cấp Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU về phối trộn, sản xuất, lưu trữ và thương mại sản phẩm SAF. Việc này mở ra cơ hội mới cho BSR trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm lọc hóa dầu ra thị trường Liên minh châu Âu, đồng thời bảo đảm BSR đáp ứng các quy định về giảm phát thải khí nhà kính.

Bước sang năm 2025, trong bối cảnh thị trường năng lượng thế giới tiếp tục phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn về giá cả, tỷ giá, tín chỉ carbon và quyền phát thải, BSR cũng có kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025. Cụ thể, sản lượng sản xuất đạt hơn 1,8 triệu tấn sản phẩm (vượt 12% so với kế hoạch); tổng doanh thu đạt hơn 32,2 nghìn tỷ đồng (vượt 14% kế hoạch); đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt hơn 3,38 nghìn tỷ đồng (vượt 6% kế hoạch). Đây là nền tảng quan trọng để BSR triển khai hiệu quả các giải pháp trong quản trị điều hành để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Với nền tảng vững chắc sau 100 triệu tấn sản phẩm, cùng với sự đột phá về hoạt động đầu tư và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mô hình kinh tế tuần hoàn và vị thế tài chính, BSR đang sẵn sàng bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, hướng tới phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các lực lượng trong đảm bảo an toàn tuyệt đối cho NMLD Dung QuấtĐẩy mạnh sự hợp tác giữa các lực lượng trong đảm bảo an toàn tuyệt đối cho NMLD Dung Quất
BSR “viết tiếp hành trình thắp sáng tương lai” tại tỉnh Lào CaiBSR “viết tiếp hành trình thắp sáng tương lai” tại tỉnh Lào Cai
BSR tập trung nguồn lực triển khai dự án NCMR NMLD Dung Quất đúng tiến độBSR tập trung nguồn lực triển khai dự án NCMR NMLD Dung Quất đúng tiến độ
[P-Magazine] 17 năm làm việc dưới đáy biển[P-Magazine] 17 năm làm việc dưới đáy biển

Thành Linh

Cùng chuyên mục

Từ “cái nôi dầu khí” đến khát vọng hợp tác trong thời đại mới

Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, quan hệ với Azerbaijan là một trong những mối quan hệ hữu nghị giàu tính biểu tượng và chiều sâu, đặc biệt gắn bó trong lĩnh vực dầu khí, ngành công nghiệp nền tảng cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Petrovietnam và các đơn vị thành viên khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi xanh, bền vững

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu toàn quốc về việc cam kết và thực hiện ESG và Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025, Viet Research phối hợp với Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính) công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí, dẫn đầu là Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), cùng 6 đơn vị thành viên: PV GAS, BSR, PVEP, PTSC, PV Drilling, PV Power.

Dầu khí: Cầu nối bền vững trong quan hệ hữu nghị Việt Nam và Azerbaijan

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Cộng hòa Azerbaijan trong khuôn khổ chuyến thăm bốn nước Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan, Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus, từ ngày 5 đến ngày 12/5/2025. Cùng nhìn lại hành trình hợp tác, gắn bó song phương giữa Việt Nam và Azerbaijan, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí.

Ra mắt Chuyên trang “50 năm Petrovietnam” trên PetroTimes

Năm 2025, tròn nửa thế kỷ kể từ ngày thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (3/9/1975 – 3/9/2025), nay là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Nhân cột mốc lịch sử này, Tạp chí Năng lượng Mới – PetroTimes trân trọng ra mắt Chuyên trang đặc biệt “50 năm Petrovietnam” – một không gian kết nối, tri ân và lan tỏa những giá trị sâu sắc của một tập đoàn kinh tế trụ cột đất nước.

TS Nguyễn Minh Phong: Petrovietnam chuyển đổi định danh là bước đi chiến lược, kịp thời và cần thiết

Trao đổi với PetroTimes, TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội đánh giá việc chuyển đổi định danh từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) là bước đi chiến lược, kịp thời và cần thiết. Theo ông, sự thay đổi này không chỉ thể hiện sự tin tưởng lớn của Đảng và Nhà nước mà còn mở ra không gian phát triển mới, phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu.