Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Nhật Bản sụt giảm mạnh sau vụ xả thải nước phóng xạ
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong tháng trước, các lô hàng thủy sản từ Nhật Bản giảm 67,6% so với cùng kỳ năm ngoái do tốc độ giảm nhập khẩu tăng nhanh từ mức 28,5% trong tháng Bảy.
Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm ngay lập tức nhập khẩu tất cả hải sản từ Nhật Bản để đáp lại quyết định của Tokyo xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, bắt đầu từ ngày 24/8.
Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất phóng xạ đối với hải sản Nhật Bản từ đầu tháng 7, khiến hàng hóa bị giữ lại nhiều tuần tại hải quan. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật bản sang trung Quốc là cá tươi, loại cá không thể bán được khi mất đi độ tươi.
Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ việc xả nước thải từ Fukushima, cho rằng nước thải này “bị ô nhiễm hạt nhân” và mô tả bước đi này của Tokyo là “cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm”.
Theo văn phòng thống kê Nhật Bản, từ lâu Trung Quốc đã là khách hàng thủy sản lớn nhất của Nhật Bản, mua các sản phẩm trị giá 496 triệu USD vào năm 2022. Nước này cũng nhập khẩu các loài giáp xác và động vật thân mềm trị giá 370 triệu USD, như cua và sò điệp vào năm ngoái.
Số liệu cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản của Trung Quốc trị giá 149,02 triệu nhân dân tệ (20,43 triệu USD) vào tháng trước.
Trung Quốc cũng mua hải sản từ các nước như Ecuador, Nga và Canada.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã trải qua một cuộc khủng hoảng thảm khốc sau trận động đất mạnh 9,0 độ richter và sóng thần tàn khốc sau đó vào 2011.
Yến Anh
RT
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng