Người dân là trung tâm, là chủ thể của Chiến lược tài chính toàn diện

20:45 | 06/08/2022

305 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nguồn lực tài chính cần thiết cho phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống nhân dân...

Chiều 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và một số địa phương.

Người dân là trung tâm, là chủ thể của Chiến lược tài chính toàn diện
Thủ tướng: Người dân cần được tiếp cận tài chính toàn diện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ngược lại, khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, thì người dân phải đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược

Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện được thành lập theo Quyết định 1394/QĐ-TTg ngày 11/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về tài chính toàn diện, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 149 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và các ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, trong hơn 2 năm qua, các cấp, các ngành đã rất nỗ lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cho người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện. Mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính phát triển rộng khắp các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là các kênh cung ứng dịch vụ trên nền tảng hiện đại như điện thoại di động, internet.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được phát triển đa dạng hơn, hiện đại hơn, an toàn, tiện lợi hơn với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhờ ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ sở hạ tầng thanh toán tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện.

Các cấp, các ngành tích cực triển khai công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện và giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết tài chính cho người dân. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Đặc biệt, một số giải pháp rất quan trọng, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan tích cực phối hợp thực hiện như: Ban hành quy định cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC); triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money), xây dựng và chính thức vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nguồn lực tài chính cần thiết cho phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống nhân dân, thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Thủ tướng đồng tình với nhận định, đánh giá về những thành tựu, kết quả đạt được, đồng thời chỉ rõ, còn nhiều khó khăn và thách thức cần lời giải phù hợp, hiệu quả, để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Theo đó, mạng lưới điểm cung ứng dịch vụ tài chính phát triển còn chưa đồng đều, cần phải sắp xếp hợp lý và mở rộng độ bao phủ hơn nữa đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xuất hiện thêm các chủ thể, các kênh phân phối, các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới dựa trên đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số nhưng cũng đi kèm rủi ro, đòi hỏi khuôn khổ pháp lý phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại có nhiều ưu điểm nhưng cần phù hợp để người dân vùng sâu, vùng xa dễ tiếp cận và sử dụng. Hạ tầng tài chính cần tiếp tục nâng cao chất lượng và kết nối liên thông giữa các cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hạ tầng số, khắc phục tình trạng vùng lõm về sóng viễn thông.

Đặc biệt, phải cải thiện được hiểu biết và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính cho người dân, khiến người dân thấy được sự tiện ích, an toàn thì họ mới tin và sử dụng.

Theo Thủ tướng, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đã đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, bao trùm. Điều này khẳng định sự quyết tâm, sẵn sàng tiếp cận những vấn đề mới để triển khai thành công tài chính toàn diện ở Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân.

Thủ tướng nhấn mạnh cách tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận toàn diện hơn trong thực hiện Chiến lược. Theo đó, người dân là trung tâm, là chủ thể của Chiến lược, nhất là những người yếu thế, người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tích cực tham gia vào việc thực hiện các chính sách. Người dân cần được tiếp cận tài chính toàn diện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ngược lại, khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, thì người dân phải đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược.

Thủ tướng nêu rõ, ngành tài chính ngân hàng cần chủ động đưa ra các giải pháp đi cùng, gắn kết, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Vai trò của tài chính toàn diện ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay để bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn lực và giải pháp tài chính phù hợp, nâng cao khả năng ứng phó, vượt qua những hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra, hướng tới sự ổn định và phát triển bền vững.

Người dân là trung tâm, là chủ thể của Chiến lược tài chính toàn diện
Toàn cảnh phiên họp

Nhấn mạnh quan điểm Trung ương và địa phương, người dân, doanh nghiệp và Nhà nước cùng làm, các cấp đều phải hành động, mỗi người đều phải tham gia, huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị, Thủ tướng yêu cầu tất cả các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các địa phương nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa của Chiến lược tài chính toàn diện trong việc đạt được các mục tiêu quốc gia, đồng thời tổ chức triển khai tốt hơn nữa các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược, báo cáo tình hình triển khai Chiến lược gửi Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những chỉ đạo kịp thời.

Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo bộ, ngành mình tích cực, chủ động, sáng tạo, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược; bố trí nguồn nhân lực và kinh phí phù hợp; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

Các cơ quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước-Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo để triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ; tổ chức theo dõi, định kỳ đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của đơn vị mình để kịp thời rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng lưu ý làm tốt hơn nữa công tác truyền thông về tài chính toàn diện, nhất là truyền thông để mỗi người nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng tài chính, trong đó có đối tượng học sinh, sinh viên.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng; tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia, tham gia các khuôn khổ hợp tác, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện nhằm tăng cường hội nhập quốc tế về tài chính toàn diện, tiếp nhận sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia nhằm gia tăng nguồn lực cho việc thực thi Chiến lược.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, giúp đẩy mạnh số hóa, ứng dụng kỹ thuật số, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn triển khai chính sách về bảo hiểm vi mô; bảo lãnh tín dụng, đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách không dùng tiền mặt; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân, doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính, trong đó có thu phí không dừng đường bộ.

Thủ tướng cũng lưu ý các cơ quan triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí của tất cả các cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Bộ Công an đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quy định về định danh và xác thực điện tử để có căn cứ pháp lý triển khai kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho các cơ quan, tổ chức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ việc lồng ghép giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài chính toàn diện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào các chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động tăng cường hợp tác tài chính trong khuôn khổ các chương trình, diễn đàn quốc tế có nội dung về tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thúc đẩy tài chính toàn diện một cách thiết thực, hiệu quả, chủ động lồng ghép các mục tiêu về tài chính toàn diện vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở cấp cơ sở, góp phần thực hiện thành công công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Hải Anh

Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỷ USD, đầu tư thêm 3,3 tỷ USD tại Việt Nam
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ
"Không vì phát triển kinh tế đơn thuần, trước mắt mà hy sinh môi trường"
Hà Nội báo cáo Thủ tướng việc xây ga ngầm metro cạnh Hồ Gươm
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có giải pháp cho hộ chiếu mẫu mới
Thủ tướng: "4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không" trong chỉ đạo, điều hành

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 120,500 ▲4500K 122,500 ▲4500K
AVPL/SJC HCM 120,500 ▲4500K 122,500 ▲4500K
AVPL/SJC ĐN 120,500 ▲4500K 122,500 ▲4500K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,670 ▲340K 11,810 ▲200K
Nguyên liệu 999 - HN 11,660 ▲340K 11,809 ▲209K
Cập nhật: 22/04/2025 14:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 117.000 ▲3500K 120.000 ▲3100K
TPHCM - SJC 122.000 ▲6000K 124.000 ▲6000K
Hà Nội - PNJ 117.000 ▲3500K 120.000 ▲3100K
Hà Nội - SJC 122.000 ▲6000K 124.000 ▲6000K
Đà Nẵng - PNJ 117.000 ▲3500K 120.000 ▲3100K
Đà Nẵng - SJC 122.000 ▲6000K 124.000 ▲6000K
Miền Tây - PNJ 117.000 ▲3500K 120.000 ▲3100K
Miền Tây - SJC 122.000 ▲6000K 124.000 ▲6000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 117.000 ▲3500K 120.000 ▲3100K
Giá vàng nữ trang - SJC 122.000 ▲6000K 124.000 ▲6000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 117.000 ▲3500K
Giá vàng nữ trang - SJC 122.000 ▲6000K 124.000 ▲6000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 117.000 ▲3500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 117.000 ▲3500K 120.000 ▲3100K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 117.000 ▲3500K 120.000 ▲3100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 117.000 ▲3500K 119.500 ▲3500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 116.880 ▲3500K 119.380 ▲3500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 116.140 ▲3470K 118.640 ▲3470K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 115.910 ▲3470K 118.410 ▲3470K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 82.280 ▲2630K 89.780 ▲2630K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 62.560 ▲2050K 70.060 ▲2050K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 42.360 ▲1450K 49.860 ▲1450K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 107.060 ▲3200K 109.560 ▲3200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 65.550 ▲2140K 73.050 ▲2140K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 70.330 ▲2280K 77.830 ▲2280K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 73.910 ▲2380K 81.410 ▲2380K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 37.460 ▲1310K 44.960 ▲1310K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 32.090 ▲1160K 39.590 ▲1160K
Cập nhật: 22/04/2025 14:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,620 ▲400K 12,140 ▲350K
Trang sức 99.9 11,610 ▲400K 12,130 ▲350K
NL 99.99 11,620 ▲400K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,620 ▲400K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,850 ▲400K 12,150 ▲350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,850 ▲400K 12,150 ▲350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,850 ▲400K 12,150 ▲350K
Miếng SJC Thái Bình 12,050 ▲450K 12,250 ▲450K
Miếng SJC Nghệ An 12,050 ▲450K 12,250 ▲450K
Miếng SJC Hà Nội 12,050 ▲450K 12,250 ▲450K
Cập nhật: 22/04/2025 14:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16134 16401 16977
CAD 18234 18510 19127
CHF 31302 31681 32337
CNY 0 3358 3600
EUR 29201 29471 30504
GBP 33916 34305 35246
HKD 0 3211 3414
JPY 177 181 188
KRW 0 0 18
NZD 0 15255 15845
SGD 19304 19583 20109
THB 696 759 814
USD (1,2) 25665 0 0
USD (5,10,20) 25703 0 0
USD (50,100) 25731 25765 26110
Cập nhật: 22/04/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,740 25,740 26,100
USD(1-2-5) 24,710 - -
USD(10-20) 24,710 - -
GBP 34,310 34,403 35,316
HKD 3,282 3,292 3,392
CHF 31,544 31,642 32,528
JPY 181.17 181.5 189.64
THB 745.51 754.72 807.03
AUD 16,440 16,500 16,947
CAD 18,517 18,577 19,078
SGD 19,515 19,575 20,195
SEK - 2,677 2,773
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,934 4,070
NOK - 2,462 2,550
CNY - 3,510 3,605
RUB - - -
NZD 15,246 15,387 15,840
KRW 16.94 17.66 18.98
EUR 29,418 29,442 30,699
TWD 720.83 - 872.03
MYR 5,528.36 - 6,236.43
SAR - 6,793.14 7,150.47
KWD - 82,517 87,741
XAU - - -
Cập nhật: 22/04/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,710 25,730 26,070
EUR 29,308 29,426 30,519
GBP 34,090 34,227 35,201
HKD 3,272 3,285 3,392
CHF 31,441 31,567 32,486
JPY 180.18 180.90 188.52
AUD 16,314 16,380 16,909
SGD 19,515 19,593 20,127
THB 761 764 798
CAD 18,411 18,485 19,002
NZD 15,317 15,827
KRW 17.40 19.19
Cập nhật: 22/04/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25720 25720 26080
AUD 16306 16406 16974
CAD 18403 18503 19055
CHF 31643 31673 32570
CNY 0 3508.4 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 29415 29515 30393
GBP 34206 34256 35374
HKD 0 3330 0
JPY 181.78 182.28 188.79
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.4 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2470 0
NZD 0 15374 0
PHP 0 430 0
SEK 0 2690 0
SGD 19468 19598 20332
THB 0 725.8 0
TWD 0 790 0
XAU 11900000 11900000 12100000
XBJ 11500000 11500000 12100000
Cập nhật: 22/04/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,730 25,780 26,100
USD20 25,730 25,780 26,100
USD1 25,730 25,780 26,100
AUD 16,356 16,506 17,574
EUR 29,560 29,710 30,886
CAD 18,361 18,461 19,780
SGD 19,542 19,692 20,167
JPY 181.95 183.45 188.14
GBP 34,332 34,482 35,315
XAU 12,048,000 0 12,252,000
CNY 0 3,394 0
THB 0 762 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 22/04/2025 14:00