Lĩnh vực năng lượng tái tạo châu Á - Thái Bình Dương có thể thu hút 1.000 tỷ USD đầu tư trong thập kỷ tới
![]() |
![]() |
![]() |
Theo báo cáo, tỷ trọng điện gió và điện mặt trời trong cơ cấu các nguồn điện năng tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng gấp 2 lần lên 17% vào năm 2030, trong đó hơn 51/81 quốc gia ghi nhận tỷ trọng này đạt trên 10%. Khí đốt và năng lượng phân tán sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp linh hoạt năng lượng cho các hệ thống điện lưới ở khu vực với khả năng thu hút đầu tư 500 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Báo cáo của Wood Mackenzie cũng cho biết, đầu tư vào than đá sẽ giảm từ mức đỉnh 57 tỷ USD (năm 2013) xuống còn 18 tỷ USD vào năm 2030. An ninh năng lượng và giá thành rẻ của nhiên liệu than vốn là động lực chính thúc đẩy đầu tư năng lượng ở châu Á. Tuy nhiên, tâm lý đầu tư vào nguồn nhiên liệu phát thải carbon cao đang suy yếu trước những mục tiêu kinh tế xanh và bền vững hơn. Cũng theo Wood Mackenzie, đại dịch Covid-19 sẽ khiến tăng trưởng công suất điện tái tạo chậm lại trong vòng 5 năm tới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bổ sung hơn 170 GW công suất điện mới mỗi năm trong vòng 10 năm tới. Khả năng lưu trữ năng lượng cũng được dự báo tăng gấp 2 lần do công suất lưu trữ điện năng bằng hệ thống pin điện đang phát triển mạnh.
Viễn Đông
-
Ngành than nỗ lực thi đua sản xuất vượt kế hoạch
-
Từ nay đến 2035, tổng công suất điện khí dự kiến đạt gần 52.000 MW
-
Mỹ áp thuế đối ứng sẽ mang đến nhiều khó khăn trong ngắn hạn cho ngành năng lượng Việt Nam
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện