Kuwait - cường quốc dầu mỏ đang thiếu tiền mặt
![]() |
Bộ trưởng Tài chính Kuwait - Barak Ali al-Sheetan |
Khi Bộ trưởng Tài chính Kuwait Barak Ali al-Sheetan vào năm 2016 cảnh báo rằng đã đến lúc chuẩn bị cho cuộc sống "hậu dầu mỏ", ông đã bị chế giễu bởi những người tin vào dòng tiền vô hạn từ dầu mỏ. Tuy nhiên, vào năm 2020, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới đã bị lao đao vì giá vàng đen giảm.
Trong bài báo của mình, Bloomberg lưu ý rằng, năm 2020, xuất khẩu khí đốt và xăng dầu của Kuwait dự kiến sẽ giảm xuống gần một nửa so với mức đỉnh đạt được vào năm 2014. Ngoài ra, chính phủ Kuwait thực tế đã cạn kiệt tiền mặt, điều này khiến họ không thể bù đắp thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới 46 tỷ đô la.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do "bế tắc chính trị"
Tại Kuwait, tình hình trở nên phức tạp bởi cuộc đối đầu giữa quốc hội được dân bầu và chính phủ do Thủ tướng thành lập, dẫn đến bế tắc chính trị. Các nhà lập pháp đã liên tiếp phản đối kế hoạch phân bổ lại các khoản trợ cấp của nhà nước và các đề xuất phát hành trái phiếu của chính phủ.
Sau đợt giảm lịch sử của giá dầu được ghi nhận trong năm nay, OPEC đã giúp tăng giá dầu thô, nhưng thậm chí mức giá 40 đôla/thùng cũng không đủ với Kuwait. Đại dịch Covid-19 và việc định hướng lại lĩnh vực năng lượng tái tạo có nguy cơ tiếp tục làm giảm giá dầu mỏ.
Dầu khí tiếp tục chiếm 90% thu nhập của quốc gia Arab này. Khoảng 80% người lao động ở Kuwai làm việc cho nhà nước, điều này đảm bảo cho họ thu nhập cao hơn so với thu nhập mà những người làm việc trong khu vực tư nhân nhận được. Trợ cấp nhà ở, nhiên liệu và thực phẩm cho một gia đình ở Kuwait trung bình có thể lên đến 2.000 đô la mỗi tháng. Tiền lương và trợ cấp chiếm 3/4 chi tiêu của chính phủ. Kuwait đang tiến tới năm thứ 7 liên tiếp bị thâm hụt ngân sách kể từ khi giá dầu thô giảm vào năm 2014.
Theo Bloomberg, Barak Ali al-Sheetan, Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm của Kuwait, đã cảnh báo vào tháng trước rằng không có đủ tiền để trả lương cho công chức sau tháng 10/2020.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- IMF hạ triển vọng tăng trưởng của Ả Rập Xê-út trong bối cảnh áp lực kinh tế
- EU điều chỉnh luật phát thải khí mê-tan, tạo điều kiện cho LNG của Hoa Kỳ
- Giá dầu hôm nay (23/4) : Tiếp tục tăng trong phiên
- Châu Á mua thêm năng lượng Mỹ để “xoa dịu” căng thẳng thương mại
- Hoa Kỳ đánh thuế mạnh đối với pin mặt trời từ Đông Nam Á