Kinh tế Việt Nam - Điểm sáng hiếm hoi

07:00 | 15/10/2022

124 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bangkokpost.com ngày 19-9-2022 đăng bài viết “Đỉnh cao so với phần còn lại”, nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi với tăng trưởng GDP ổn định, là “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư.
Kinh tế Việt Nam - Điểm sáng hiếm hoi
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng tốt

Báo Financial Times (Anh) ngày 26-9-2022 đã đăng bài viết phân tích về nhóm “7 kỳ quan kinh tế thế giới”, trong đó có Việt Nam. Bài báo nêu rõ không quá bất ngờ khi Việt Nam nằm trong danh sách 7 nước có hoạt động kinh tế hiệu quả và coi đây là minh chứng điển hình cho thấy các chính sách của Chính phủ đang phát huy hiệu quả. Việt Nam đang tăng trưởng gần 7%, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trong khi đó, nhật báo La Repubblica (Italia) nhận định, năm 2022 Việt Nam sẽ trở thành “con hổ mới” ở châu Á sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam...

Gần đây, WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khi công bố các dự báo về triển vọng kinh tế ngắn hạn đều đánh giá tích cực về Việt Nam và lạc quan rằng, vượt ra ngoài những hạn chế chung, kinh tế Việt Nam có cơ hội bước vào giai đoạn phát triển tốt.

IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra 3 tháng trước và là sự điều chỉnh tăng mạnh duy nhất trong số các nền kinh tế lớn ở châu Á. Dù theo IMF, tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 có thể giảm còn 6,7%, nhưng con số này vẫn đi ngược với viễn cảnh u ám ở các nước khác và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á.

Kinh tế Việt Nam - Điểm sáng hiếm hoi
Sản xuất công nghiệp được khôi phục ở hầu hết các ngành

Tương tự, trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB dự báo Việt Nam dẫn đầu khu vực với mức tăng trưởng 7,2%, tăng từ dự báo 5,3% đưa ra hồi tháng 4-2022.

Trong khi đó, ADB dù hạ mức dự báo của hầu hết các nước trong khu vực nhưng vẫn giữ nguyên triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với GDP dự kiến tăng 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023. ADB tin rằng Việt Nam là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.

UNDP đánh giá cao việc Việt Nam có đủ khả năng để khôi phục đà phát triển đã bị đình trệ do đại dịch Covid-19 và quản lý tốt những bất ổn liên quan đến các cuộc khủng hoảng, đặc biệt ấn tượng khi Việt Nam đã cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn nhất của đại dịch.

Phân tích về những yếu tố giúp Việt Nam duy trì hoạt động kinh tế khả quan trong bối cảnh khó khăn chung, hầu hết các tổ chức, chuyên gia kinh tế đều chỉ ra những động lực chính, trong đó nhấn mạnh Chính phủ đã áp dụng những chính sách đúng đắn và kịp thời giúp Việt Nam nhanh chóng tìm được con đường thuận lợi để khôi phục kinh tế hậu đại dịch Covid-19.

Theo IMF và ADB, trong nửa đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát và áp dụng chiến lược sống chung với Covid-19 cũng như tiến hành chiến dịch tiêm chủng.

Hoạt động di chuyển trong nước trở lại hoàn toàn bình thường và việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại sau đại dịch Covid-19 đối với khách nước ngoài góp phần thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022, là động lực tăng trưởng cho ngành dịch vụ.

Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội... Chính sách linh hoạt và thích ứng của Chính phủ đã giúp các ngành du lịch, vận tải có thể phục hồi ấn tượng trong năm 2022.

Bên cạnh đó, theo IMF, nhờ chủ động sản xuất lương thực và thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước nên áp lực lạm phát của Việt Nam xuất hiện chủ yếu ở một số hàng hóa như nhiên liệu và các dịch vụ liên quan như vận tải. Người tiêu dùng hầu như không bị ảnh hưởng bởi giá thực phẩm tăng vọt trên toàn cầu vì nguồn cung trong nước dồi dào.

ADB đánh giá cao chính sách tiền tệ “thận trọng” của Việt Nam và việc kiểm soát giá hiệu quả, đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu, giúp kiềm chế lạm phát ở mức 3,8% năm 2022 và 4,0% năm 2023, không thay đổi so với dự báo đã đưa ra trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á vào tháng 4-2022.

Dù vậy, trong bối cảnh nguy cơ suy thoái bao trùm toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng sẽ khó tránh bị tác động.

Theo IMF, trên đà phục hồi kinh tế, Việt Nam cũng gặp phải những trở ngại do tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm sút, đặc biệt là từ các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và EU.

Tương tự, ADB nhận định, tình trạng thiếu hụt lao động có thể sẽ tác động đến sự phục hồi nhanh chóng của các ngành dịch vụ và sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động trong năm 2022.

Ngoài ra, theo IMF, Việt Nam đang siết chặt các quy định tài chính khi Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc này làm tăng chi phí tài chính và có thể khiến dòng vốn chảy ra ngoài.

UNDP lưu ý, thách thức lớn với kinh tế Việt Nam là biến đổi khí hậu khiến người dân phải di dời và tác động tới sinh kế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức độ phát triển con người ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất. Thách thức tiếp theo là sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào xu hướng tăng trưởng ở phần còn lại của thế giới. Xung đột ở Ukraine, căng thẳng giữa các nước lớn, giá cả tăng cao và sự gián đoạn đối với các mô hình thương mại toàn cầu là những nguyên nhân quan trọng gây ra sự thiếu chắc chắn.

Các tổ chức trên đều chung nhận định rằng, với những yếu tố này thì các nhà hoạch định chính sách phải linh hoạt và mau chóng thích ứng với các biện pháp hiệu quả. Chính sách tài khóa cần đi đầu trong việc hỗ trợ phục hồi, nên được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với các điều kiện kinh tế đang biến động. Ngân hàng Nhà nước cần tập trung vào rủi ro lạm phát gia tăng và sẵn sàng hành động khi cần thiết, cam kết đạt được mục tiêu lạm phát. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục xử lý các vấn đề trong hệ thống ngân hàng và giám sát chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn trên thị trường bất động sản để bảo đảm ổn định tài chính.

Ngay cả sau nhiều thập niên đạt được những thành tựu ấn tượng, Việt Nam vẫn cần phải cải cách kinh tế sâu rộng để đạt được các mục tiêu phát triển như kỳ vọng.

Tổng cục Thống kê cho biết, 9 tháng năm 2022, GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ năm 2021. Tăng trưởng GDP quý III/2022 đạt 13,67% so với quý III/2021. Đây là kết quả hết sức tích cực, vượt cao so với những dự báo trước.

Lê Anh

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo "điều tồi tệ nhất chưa đến"
Chính sách tiền tệ góp phần hiệu quả kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tếChính sách tiền tệ góp phần hiệu quả kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế
Ông Trương Văn Phước: Ổn định tỷ giá là Ông Trương Văn Phước: Ổn định tỷ giá là "phòng tuyến sông Cầu"

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,500 ▼3500K 121,000 ▼3000K
AVPL/SJC HCM 118,500 ▼3500K 121,000 ▼3000K
AVPL/SJC ĐN 118,500 ▼3500K 121,000 ▼3000K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,375 ▼325K 11,560 ▼250K
Nguyên liệu 999 - HN 11,365 ▼325K 11,550 ▼250K
Cập nhật: 23/04/2025 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.000 ▼3000K 116.900 ▼3100K
TPHCM - SJC 118.500 ▼3500K 121.000 ▼3000K
Hà Nội - PNJ 114.000 ▼3000K 116.900 ▼3100K
Hà Nội - SJC 118.500 ▼3500K 121.000 ▼3000K
Đà Nẵng - PNJ 114.000 ▼3000K 116.900 ▼3100K
Đà Nẵng - SJC 118.500 ▼3500K 121.000 ▼3000K
Miền Tây - PNJ 114.000 ▼3000K 116.900 ▼3100K
Miền Tây - SJC 118.500 ▼3500K 121.000 ▼3000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.000 ▼3000K 116.900 ▼3100K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 ▼3500K 121.000 ▼3000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.000 ▼3000K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 ▼3500K 121.000 ▼3000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.000 ▼3000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.000 ▼3000K 116.900 ▼3100K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.000 ▼3000K 116.900 ▼3100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 114.000 ▼3000K 116.500 ▼3000K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.880 ▼3000K 116.380 ▼3000K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.170 ▼2970K 115.670 ▼2970K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.940 ▼2970K 115.440 ▼2970K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 80.030 ▼2250K 87.530 ▼2250K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.800 ▼1760K 68.300 ▼1760K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.110 ▼1250K 48.610 ▼1250K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.310 ▼2750K 106.810 ▼2750K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.720 ▼1830K 71.220 ▼1830K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.380 ▼1950K 75.880 ▼1950K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.870 ▼2040K 79.370 ▼2040K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.340 ▼1120K 43.840 ▼1120K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.100 ▼990K 38.600 ▼990K
Cập nhật: 23/04/2025 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,170 ▼350K 11,690 ▼350K
Trang sức 99.9 11,160 ▼350K 11,680 ▼350K
NL 99.99 11,170 ▼350K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,170 ▼350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,400 ▼350K 11,700 ▼350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,400 ▼350K 11,700 ▼350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,400 ▼350K 11,700 ▼350K
Miếng SJC Thái Bình 11,850 ▼350K 12,100 ▼300K
Miếng SJC Nghệ An 11,850 ▼350K 12,100 ▼300K
Miếng SJC Hà Nội 11,850 ▼350K 12,100 ▼300K
Cập nhật: 23/04/2025 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16069 16335 16921
CAD 18228 18504 19125
CHF 30906 31283 31938
CNY 0 3358 3600
EUR 28930 29198 30234
GBP 33740 34129 35079
HKD 0 3214 3417
JPY 176 180 186
KRW 0 0 18
NZD 0 15208 15807
SGD 19244 19524 20043
THB 692 755 808
USD (1,2) 25691 0 0
USD (5,10,20) 25730 0 0
USD (50,100) 25758 25792 26137
Cập nhật: 23/04/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,781 25,781 26,141
USD(1-2-5) 24,750 - -
USD(10-20) 24,750 - -
GBP 34,098 34,190 35,110
HKD 3,287 3,297 3,397
CHF 31,117 31,214 32,080
JPY 179.31 179.63 187.65
THB 739.34 748.48 801.05
AUD 16,379 16,439 16,883
CAD 18,525 18,585 19,084
SGD 19,461 19,521 20,140
SEK - 2,664 2,759
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,897 4,032
NOK - 2,457 2,545
CNY - 3,516 3,612
RUB - - -
NZD 15,186 15,327 15,778
KRW 16.87 17.6 18.91
EUR 29,138 29,161 30,408
TWD 721.16 - 872.51
MYR 5,505.77 - 6,210.77
SAR - 6,804.87 7,162.65
KWD - 82,659 87,891
XAU - - -
Cập nhật: 23/04/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,790 25,800 26,140
EUR 29,018 29,135 30,224
GBP 33,928 34,064 35,035
HKD 3,281 3,294 3,401
CHF 31,000 31,124 32,021
JPY 178.25 178.97 186.43
AUD 16,290 16,355 16,884
SGD 19,459 19,537 20,068
THB 754 757 790
CAD 18,450 18,524 19,041
NZD 15,288 15,798
KRW 17.38 19.16
Cập nhật: 23/04/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25808 25808 26140
AUD 16233 16333 16903
CAD 18426 18526 19077
CHF 31166 31196 32089
CNY 0 3524.1 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 29143 29243 30120
GBP 34041 34091 35211
HKD 0 3330 0
JPY 179.89 180.39 186.9
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.4 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2470 0
NZD 0 15294 0
PHP 0 430 0
SEK 0 2690 0
SGD 19419 19549 20281
THB 0 720.1 0
TWD 0 790 0
XAU 12000000 12000000 12400000
XBJ 11000000 11000000 12300000
Cập nhật: 23/04/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,810 25,860 26,141
USD20 25,810 25,860 26,141
USD1 25,810 25,860 26,141
AUD 16,325 16,475 17,561
EUR 29,278 29,428 30,634
CAD 18,385 18,485 19,816
SGD 19,496 19,646 20,137
JPY 179.73 181.23 186.02
GBP 34,156 34,306 35,162
XAU 12,198,000 0 12,402,000
CNY 0 3,403 0
THB 0 756 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 23/04/2025 13:00