Kiến nghị giảm 6 tháng tiền điện cho người nuôi tôm
Thông tin trên báo Sóc Trăng, nghề nuôi tôm đang gặp nhiều vấn đề như: lưu thông hàng hóa khó khăn, lao động bị thiếu hụt vì các quy định nghiêm ngặt trong phòng, chống dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị ngành tôm lâm vào thế khó và hệ quả là giá tôm giảm liên tục vì thiếu người thu hoạch và chế biến. Trong đó, người nuôi tôm và cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống là 2 nhóm đối tượng bị “tổn thương” nhiều nhất, còn đại lý cung ứng thức ăn, thu mua hay doanh nghiệp chế biến thì dễ thở hơn.
Theo báo Tiền phong, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm trong tình hình dịch Covid-19.
![]() |
Ảnh minh họa |
VINAFIS kiến nghị, nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nuôi tôm, cụ thể là giảm 10-30% tiền điện trong 6 tháng (tháng 7 đến 12/2021); giảm một phần chi phí điện đến hết năm 2021 cho các doanh nghiệp có điều kiện tăng cường trữ tôm. Có chính sách tạm hoãn trả nợ vốn vay ngân hàng và cho vay tiếp để nuôi vụ mới; cho nhà máy chế biến vay vốn ưu đãi để trả lương cho công nhân và phát triển sản xuất…
Đồng thời ưu tiên vắc xin cho tài xế vận tải trong chuỗi sản xuất - kinh doanh tôm: sản xuất tôm nguyên liệu, thương lái, người thu mua tôm của các cơ sở thu mua và toàn thể cán bộ, nhân viên chế biến tôm để những đối tượng này tăng khả năng chống chọi dịch bệnh và là điều kiện quan trọng nhất để khôi phục sản xuất ngành tôm trở lại bình thường.
Các tỉnh và các chốt kiểm dịch cần xếp các đối tượng trong chuỗi ngành tôm là ngành nghề ưu tiên và được hưởng cơ chế “luồng xanh”.
Cũng liên quan nội dung này, trên Tạp chí Thủy sản thông tin, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi Bộ NN&PTNT thông tin về một số khó khăn và kiến nghị giải pháp tháo gỡ cho ngành tôm dưới tác động nặng nề từ dịch Covid-19.
Trong đó, đề xuất một trong những giải pháp cho người nuôi tôm là hỗ trợ tiền điện cho người nuôi tôm, cụ thể giảm 10-30% trong vòng một năm từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. Đối với chế biến xuất khẩu, nếu được thì giảm một phần giá điện đến hết năm 2021 để các doanh nghiệp có điều kiện tăng cường trữ hàng...
X.Hinh (Tổng hợp)
-
Từ nay đến 2035, tổng công suất điện khí dự kiến đạt gần 52.000 MW
-
Mỹ áp thuế đối ứng sẽ mang đến nhiều khó khăn trong ngắn hạn cho ngành năng lượng Việt Nam
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025