Khủng hoảng nguồn cung năng lượng tiếp tục đè nặng lên thị trường EU
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ Biển Baltic ở phía bắc đến Adriatic ở phía nam đã vạch ra các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nguồn cung sau khi Nga xung đột Ukraine, đặt năng lượng vào trọng tâm của cuộc chiến kinh tế giữa Moscow và phương Tây.
EU phụ thuộc vào Nga tới 40% nhu cầu khí đốt trước khi xung đột - tăng lên 55% cho Đức - để lại một khoảng trống lớn để lấp đầy thị trường khí đốt toàn cầu vốn đã chật hẹp. Một số quốc gia đã phản ứng bằng cách tạm thời lùi kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện than.
Giá xăng đã đạt mức kỷ lục, làm gia tăng lạm phát và gây thêm thách thức cho các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng đưa châu Âu trở lại khỏi cơn bão kinh tế.
Hiệp hội ngành công nghiệp BDI của Đức hôm 21/3 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 xuống còn 1,5% từ mức 3,5% dự kiến trước khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24/2. Hiệp hội này cho biết việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu suy thoái là điều không thể tránh khỏi.
Khí đốt của Nga vẫn được bơm qua Ukraine nhưng với tốc độ giảm. Đường ống Nord Stream 1 dưới Baltic, một tuyến đường cung cấp quan trọng cho Đức chỉ đang hoạt động với 40% công suất. Moscow nói rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đang cản trở việc sửa chữa, châu Âu cho rằng đây là lý do để giảm bớt dòng chảy.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chivy
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình