IEA dự báo lạc quan về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
![]() |
Trong báo cáo định kỳ hàng tháng, IEA cho biết nhu cầu dầu mỏ đã giảm từ tháng 7 sau khi tăng trở lại trong tháng 6, trong đó thị trường Trung Quốc đứng đầu mức giảm.
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vẫn chịu sức ép do sự tái bùng phát của dịch Covid-19 liên quan đến biến thể Delta tại một số thị trường chính, đặc biệt là tại khu vực châu Á.
Trong 3 tháng liên tiếp (7 - 9), nhu cầu dầu giảm trung bình khoảng 310.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên 1,6 triệu thùng/ngày vào tháng 10 và tiếp tục tăng cho đến cuối năm 2021.
IEA nhận định tình hình dịch bệnh hiện đã khả quan hơn, với số ca mắc mới trên toàn cầu giảm trong những tuần gần đây. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất vaccine và chương trình tiêm chủng tiếp tục đạt nhiều tiến bộ. Ở một số nước trên thế giới, các biện pháp phòng dịch Covid-19 đã được nới lỏng.
IEA dự báo nhu cầu toàn cầu có thể tăng 5,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó, song tới năm 2022, thị trường dầu sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhẹ.
Cơ quan Năng lượng quốc tế cũng nói rằng, siêu bão Ida đã gây ảnh hưởng lớn tới khu vực sản xuất dầu mỏ quan trọng ở vùng Vịnh duyên hải Mexico của Mỹ hồi cuối tháng 8 vừa qua và hiện vẫn tác động tới thị trường dầu của Mỹ cũng như toàn cầu.
Trước đó, hôm 13/9, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bày tỏ hy vọng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ phục hồi và vượt mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2022 nhờ các chiến dịch triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 và các nỗ lực phục hồi kinh tế.
Bình An
-
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/4: EU chuẩn bị công bố chiến lược năng lượng mới
-
Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
-
Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/4: Vương quốc Anh dẫn đầu thế giới về điện gió