IEA cắt giảm triển vọng nhu cầu dầu năm 2025
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh T.L |
Báo cáo từ IEA - cơ quan tư vấn cho các nước công nghiệp hóa - là báo cáo thứ hai trong tuần này nêu rõ rằng nền kinh tế trì trệ có khả năng hạn chế nhu cầu ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai.
"Tăng trưởng yếu ở Trung Quốc, sau đợt tăng đột biến hậu Covid năm 2023, hiện đang kéo giảm đáng kể mức tăng trưởng toàn cầu", cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris này cho biết trong báo cáo dầu mỏ hằng tháng của mình.
Trong khi sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc đã giảm tác động đến nhu cầu dầu của nước này, thì IEA dự báo nhu cầu mạnh ở các nền kinh tế phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nơi tiêu thụ một phần ba lượng xăng toàn cầu.
IEA cho biết mùa lái xe mùa hè của Mỹ dự kiến sẽ là mùa tiêu thụ xăng mạnh nhất kể từ khi xảy ra đại dịch, đồng thời cho biết thêm việc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã thắt chặt thị trường dầu.
IEA cho biết: "Hiện tại, nguồn cung đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu cao điểm vào mùa hè, khiến thị trường rơi vào tình trạng thâm hụt".
Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 950.000 thùng/ngày (bpd) vào năm 2025, IEA cho biết, giảm 30.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. Cơ quan này giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm nay ở mức 970.000 thùng/ngày.
IEA cho biết, trừ các nước phát triển thuộc OECD, thì nhu cầu dầu tại các nước khác trong quý 2 năm nay thấp nhất kể từ năm đại dịch 2020.
Thị phần tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tổng tăng trưởng nhu cầu dầu của thế giới, dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng một phần ba vào năm 2024, so với mức hơn hai phần ba vào năm 2023.
IEA cho biết sự sụt giảm nhu cầu dầu ở Trung Quốc rõ rệt nhất ở dầu diesel và naphta, phản ánh hoạt động xây dựng và sản xuất ít hơn, đồng thời ngụ ý "ngành hóa dầu của nước này tạm tăng sản lượng".
Hôm thứ Hai 12/8, OPEC đã cắt giảm dự báo nhu cầu năm 2024 lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2023, do nhu cầu của Trung Quốc thấp.
Ngay cả sau khi điều chỉnh giảm, OPEC vẫn cho biết nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 2,11 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhiều hơn so với mức tăng 970.000 thùng/ngày của IEA.
Yến Anh
Reuters
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/4 - 26/4
- Ngoại trưởng Mỹ bác tin đồn dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nord Stream của Nga
- Trung Quốc lần đầu công bố dự báo năng lượng thế giới
- ExxonMobil bán mạng lưới trạm xăng dầu Esso tại Singapore
- Nhật Bản cảm thấy bất an về nguồn cung LNG từ Úc