Hoàn Kiếm – Hà Nội: Phường Hàng Buồm vẫn “ Nhức nhối ” về tình trạng TTXD
Ngày 24/10/2013 Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký Quyết định số 6398/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội. Nhằm đảm bảo những di tích lịch sử cấp Quốc gia, có giá trị về cấu trúc không gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội truyền thống, hệ thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hóa qua các giai đoạn lịch sử.
Quy định là vậy, thế nhưng dường như UBND phường Hàng Buồm vẫn đang “phớt lờ” quy định, mặc nhiên cho công trình xây dựng tự do “bung lụa” ngang nhiên phá vỡ quy hoạch phố cổ, cụ thể tại công trình xây dựng địa chỉ số 13 Hàng Buồm.
![]() |
Trong quá trình xây dựng, phần cần được bảo tồn số nhà 13 Hàng Buồm đã bị san phẳng. |
Để rộng đường dư luận nhóm PV đã trực tiếp tác nghiệp, ghi nhận, xác minh thông tin và nhận thấy: Theo Giấy phép cải tạo công trình số 92/ GPCT do UBND quận Hoàn Kiếm cấp ngày 02/05/2018 thì công trình số 13 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chỉ được phép cải tạo, xây dựng công trình nhà ở với nội dung như sau: Sửa chữa, cải tạo thay thế sàn gỗ và các cấu kiện hư hỏng trên cơ sở phục dựng nguyên gốc nhà 02 tầng, mái lợp ngói. Tuy nhiên, chủ công trình đã ngang nhiên phá dỡ ngôi nhà ở 2 tầng mái ngói, sàn gỗ, cần bảo tồn tuyệt đối, nguyên trạng để xây dựng hoàn toàn mới nhà bê tông, cốt thép, sàn bê tông bằng phương pháp ép cừ, đóng cọc móng, hoàn toàn sai phép và trái phép với Giấy phép cải tạo công trình số 92/GPCT.
![]() |
Nguy hiểm hơn, việc cố tình xây dựng sai phép này đã làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến những công trình nhà ở sát cạnh , đặc biệt là ngôi nhà cổ mái ngói, tường chịu lực, không có cột bê tông cốt thép địa chỉ số 15 Hàng Buồm. Thực trạng ngôi nhà số 15 Hàng Buồm hiện nay đang bị hư hỏng rất nặng nề, xuống cấp toàn bộ hệ thống tường chịu lực bị nứt ngang dọc, ngôi nhà bị nghiêng sang phía nhà 13 Hàng Buồm, cả ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào gây nguy hiểm rất nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, tâm lý của người dân.
![]() |
Trao đổi với PV, người dân trong khu phố cho biết: “Ở phố cổ xây dựng là rất khó, chúng tôi vừa sửa chữa, cải tạo nhà là tổ xây dựng đã vào lập biên bản bắt đình chỉ ngay, đối với công trình nhỏ lẻ sửa chữa họ vẫn làm quyết liệt là thế. Vậy nên 1 công trình xây dựng “rầm rộ”, san phẳng phần được bảo tồn, đóng cọc bê-tông, đào móng, xây tầng hầm theo kiến trúc mới hoàn toàn thì không thể nói là UBND phường không biết”. Phải chăng ở đây có sự khuất tất gì đó mà để công trình xây dựng sai phép dám công khai như vậy ?
![]() |
Được biết trước đó ngày 27/03/2019, Thanh tra quận Hoàn Kiếm ra kết luận thanh tra số 44/KL–TTr về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý công trình nhà ở có giá trị, việc cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại công trình 13 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm.
Sau kết luận của Thanh tra quận Hoàn Kiếm, đến ngày 03/04/2019, ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã ký công văn chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra số 447 chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra số 44/KL–TTr với các nội dung chính: Đồng ý với kết luận số 44/KL–TTr của thanh tra quận; giao các đơn vị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân có liên quan và báo cáo UBND quận kết quả thực hiện trước ngày 15/04/2019;
Tuy nhiên bất chấp chỉ đạo trên, theo phản ánh của người dân liền kề và ghi nhận của PV thì chủ đầu tư công trình số 13 Hàng Buồm vẫn tiếp tục thi công rầm rộ, đến nay đã hoàn thiện công trình, ngang nhiên đi vào hoạt động bình thường ,công khai thách thức các quy định của Nhà nước.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký công văn số 6175 về tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Văn bản nêu rõ Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng theo quy định, thông báo đến lực lượng chức năng để kiểm tra xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không kịp thời kiểm tra, báo cáo đến cấp có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết. Địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, hoặc để các vụ vi phạm nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, lãnh đạo địa phương đó và cán bộ thanh tra xây dựng theo dõi địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Giám đốc Sở xây dựng phải xem xét đề xuất xử lý trách nhiệm của cán bộ phụ trách địa bàn, lĩnh vực theo quy định./ |
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Vân Anh
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm
- Bộ Y tế siết chặt kiểm tra việc kê đơn thuốc, sữa và thực phẩm chức năng trong khám chữa bệnh
- Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
- Ông ăn chả thì bà cũng đừng ăn nem!
- Hà Nội phân luồng giao thông trong hai ngày 14-15/4 để đón khách quốc tế
- Chủ đầu tư đối thoại giải quyết các vướng mắc tại chung cư Dicovery 302 Cầu Giấy
- Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố
- Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?