Giải đáp về việc doanh nghiệp gặp vướng mắc khi lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa được giảm thuế GTGT
Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, tại Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định: Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.
![]() |
DN gặp nhiều vướng mắc về quy định lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng |
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế GTGT.
Thực tế trên mẫu hóa đơn của doanh nghiệp, chỉ tiêu thuế suất được thiết kế theo dạng cột nên cơ sở kinh doanh có thể lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ có nhiều thuế suất khác nhau trên cùng một hóa đơn, trong đó có hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế.
Việc lập hóa đơn riêng là thuận lợi trong việc phân loại, quản lý những hóa đơn của những hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, tuy nhiên làm tăng thời gian của kế toán doanh nghiệp và chi phí sử dụng hóa đơn, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều hóa đơn trong ngày.
Trường hợp nếu doanh nghiệp thấy khó khăn khi tách hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nên không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế thì người tiêu dùng lại không được thụ hưởng lợi ích từ chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Hiện nay Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được gộp vào Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn (hồ sơ đang xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo công văn số 3686/BTC-TCT ngày 22/4/2022) theo hướng:
Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn phải ghi rõ thuế suất hoặc mức tỷ lệ % tính thuế GTGT được giảm của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trước đó, Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình triển khai Nghị định 15, Bộ Tài chính nhận được một số phản ánh của các Cục Thuế, doanh nghiệp và một số cơ quan báo chí phản ánh vướng mắc về quy định lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng
Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15 quy định phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đổi tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8%, theo phản ánh của doanh nghiệp là làm tăng chi phí (tăng chi phí thời gian của kế toán và chi phí sử dụng hóa đơn). Vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 1 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%) thì doanh nghiệp phải lập 2 hóa đơn: 1 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 1 hóa đơn ghi các thuế suất khác (5%, 10%).
Tại TP HCM, hệ thống siêu thị Coopmart phản ánh, trong 1 ngày hệ thống sử dụng trên 10.000 hóa đơn điện tử, phần mềm hóa đơn điện tử cho phép tách riêng nhiều thuế suất trên 1 hóa đơn, các siêu thị đã xuất hóa đơn điện tử ghi nhiều mức thuế suất khác nhau, nay phải tách riêng thì rất tốn kém chi phí của doanh nghiệp.
Tại Hải Phòng, công ty cấp nước sạch mỗi tháng phải lập khoảng 400.000 số hóa đơn. Việc phải tách hóa đơn cho khoản thu hộ tiền dịch vụ thoát nước với thuế 8% khiến số hóa đơn phải lập mỗi tháng tăng gấp đôi.
Minh Châu
-
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/4: EU chuẩn bị công bố chiến lược năng lượng mới
-
Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
-
Tin tức kinh tế ngày 21/4: Giá vàng vọt tăng
-
Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ