Giả mạo hồ sơ, vẫn được vẫn được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để xuất khẩu gỗ
![]() |
![]() |
![]() |
Đây là thông tin được ông Đào Duy Tám, Cục Xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan, cho biết tại hội thảo Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, tổ chức sáng 28/2 tại Hà Nội.
Hiện nay, trong ngành gỗ có hiện tượng sản phẩm gỗ dán của Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ với tỷ trọng lớn, gian lận về xuất xứ hàng hóa, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất gỗ dán của Việt Nam.
![]() |
Daonh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ (Ảnh minh họa) |
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết, gỗ dán là mặt hàng bị nghi ngờ có hành vi gian lận thương mại khi xuất khẩu sang Mỹ, bởi con số xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sang Mỹ tăng một cách đột biến thời gian qua.
Ông Quyền băn khoăn, nếu không sớm giải quyết triệt để tình trạng gỗ Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam, ngành gỗ và cả nền kinh tế sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề do nhận lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Điều này sẽ rất nguy hiểm, gây tổn hại lớn đến ngành gỗ nếu chính quyền Mỹ đánh giá việc gian lận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam là nghiêm trọng, và từ đó có những chính sách trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam tương tự như ngành thép trong thời gian qua", ông Quyền nói.
Nêu những giải pháp để hạn chế tình trạng trên, dưới góc nhìn của cơ quan Hải quan, ông Đào Duy Tám cho biết, hiện Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát mặt hàng gỗ được nhập từ Trung Quốc; tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận; xác minh nguồn gốc; kiến nghị Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ.
“Qua điều tra, xác minh, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO). Cụ thể, có doanh nghiệp giả mạo giấy chứng nhận; các bản khai không ghi ngày, tháng, năm khai thác gỗ; không có chữ ký của người dân chứng nhận; chứng từ quay vòng; bản khai không đạt tiêu chí; mâu thuẫn về số hóa đơn… Dù rất nhiều sai phạm nhưng các doanh nghiệp vẫn được cấp CO”, ông Tám thẳng thắn chỉ ra.
Cũng theo ông Tám, để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, cuối tháng 12/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 22/2019 quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ đối với mặt hàng gỗ dán.
Vừa qua, Tổng cục Hải quan cũng đã trình Chính phủ ban hành quyết định tạm dừng hoạt động tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng gỗ dán sang Hoa Kỳ. Theo đó, từ 2020, hoạt động này đã bị tạm dừng.
Nguyễn Hưng
-
Tin tức kinh tế ngày 23/4: Tiền gửi ngân hàng suy giảm sau nhiều tháng tăng liên tục
-
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
-
Đại sứ Marri Kohdayar: Du lịch Halal ở Việt Nam đang trong giai đoạn khởi đầu
-
Giá dầu hôm nay (23/4) : Tiếp tục tăng trong phiên
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu