EU điều tra nguồn nhập khẩu nhiên liệu sinh học từ châu Á
![]() |
Hình minh họa |
Ngành công nghiệp diesel sinh học châu Âu đã cảnh báo về sự gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, những sản phẩm này được phía Trung Quốc tuyên bố là làm từ dầu và mỡ tái chế, nhưng thực tế chúng được sản xuất từ dầu nguyên chất rẻ và kém chất lượng.
Trong một báo cáo được đệ trình lên cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng EU hôm thứ Năm 30/5, Pháp, Đức và Hà Lan cho biết cần phải tăng cường kiểm soát các địa điểm sản xuất nhiên liệu sinh học "ở tất cả những nơi có mặt trên thế giới".
Theo bản báo cáo, việc chứng nhận nhiên liệu sinh học nước ngoài là bền vững sẽ bị “từ chối trong trường hợp bị từ chối tiếp cận cơ sở”.
Một nhà ngoại giao EU cho biết không có sự phản đối nào đối với đề xuất này được đưa ra tại cuộc họp hôm thứ Năm, nhưng cũng không có hành động nào được thực hiện và vấn đề này sẽ do Ủy ban Châu Âu quyết định.
Ủy ban đã từ chối trả lời về vấn đề này.
Ủy ban hiện đang tiến hành một số cuộc điều tra về nhập khẩu nhiên liệu sinh học, bao gồm dầu diesel sinh học từ Indonesia, vốn có thể lách thuế hải quan của EU và khả năng bán phá giá dầu diesel sinh học giá rẻ từ Trung Quốc.
Diesel sinh học là một trong những nhiên liệu thay thế được khuyến khích để giảm lượng khí thải carbon trong giao thông vận tải và Châu Âu đã khuyến khích sử dụng dầu tái chế thay vì dầu thực vật nguyên chất.
Một số nhà sản xuất Mỹ cũng phàn nàn về việc gia tăng xuất khẩu dầu tái chế từ Trung Quốc.
Ngành công nghiệp diesel sinh học của châu Âu, mà Ủy ban cho biết trị giá 31 tỷ euro (33,6 tỷ USD) mỗi năm, thường là chủ đề tranh chấp giữa các đối tác thương mại, đặc biệt là về việc sử dụng dầu cọ mà Liên minh châu Âu coi là nguyên nhân gây ra nạn phá rừng.
Anh Thư
AFP
- Tàu chở dầu siêu lớn từ Trung Quốc có thể bị áp phí lớn khi cập cảng Mỹ
- IMF hạ triển vọng tăng trưởng của Ả Rập Xê-út trong bối cảnh áp lực kinh tế
- EU điều chỉnh luật phát thải khí mê-tan, tạo điều kiện cho LNG của Hoa Kỳ
- Giá dầu hôm nay (23/4) : Tiếp tục tăng trong phiên
- Châu Á mua thêm năng lượng Mỹ để “xoa dịu” căng thẳng thương mại