Dự báo đà phục hồi tích cực của nền kinh tế Trung Quốc
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Trung Quốc đã dần dỡ bỏ chính sách "zero COVID" kể từ đầu tháng 12/2022.
Những báo cáo được công bố vào ngày 18/4 sắp tới sẽ vẽ nên bức tranh tổng thể đầu tiên của nền kinh tế Trung Quốc kể từ năm 2019 sau khi nước này không còn bị ảnh hưởng bởi các hạn chế về sức khỏe cộng đồng. Theo kết quả thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế do AFP thực hiện, giới chuyên gia kỳ vọng rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 3,8% trong quý I/2023 so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng khác như: ngành bất động sản ngập trong nợ nần và trở thành gánh nặng lớn cho nền kinh tế nước này, niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, lạm phát toàn cầu ngày càng tăng và nguy cơ suy thoái ở những nơi khác.
Ông Larry Hu, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Macquarie nhận định: "Kinh tế Trung Quốc quả thực đang trên đà phục hồi nhưng vẫn còn ở giai đoạn đầu. Mọi sự phục hồi đều diễn ra từ từ, phần lớn là do niềm tin của người tiêu dùng giảm khiến các công ty phải "miễn cưỡng" thuê thêm nhân viên".
Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3% trong năm 2022, mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ.
Trong quý I/2022, kinh tế Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng ở mức 4,8%, mặc dù mức tăng trưởng của nước này đã giảm xuống chỉ còn 2,9% trong quý IV/2022.
Nhà phân tích Teeuwe Mevissen của Rabobank cho biết cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, cùng với ngành xây dựng chiếm khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc đang tiếp tục đặt ra những thách thức cho bài toán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Các nhà kinh tế cũng sẽ theo dõi chặt chẽ doanh số bán lẻ của tháng 3/2023, cùng với đó là chỉ số chủ chốt của tiêu dùng hộ gia đình sẽ được công bố vào ngày 18/4 tới. Doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 1 và tháng 2/2023 sau 4 tháng giảm liên tiếp.
Song, có đến gần 60% hộ gia đình ở thành thị ưu tiên tiết kiệm tiền hơn là đầu tư hoặc chi tiêu, con số này đã tăng hơn so với mức 45% trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hằng năm khoảng 5% cho năm 2023 trong bối cảnh nước này bắt tay vào phục hồi kinh tế nhanh chóng hậu đại dịch Covid-19. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% này mặc dù là tương đối khiêm tốn nhưng nước này vẫn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được kết quả như mong muốn.
Ánh Ngọc
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh