Điều gì sẽ xảy ra khi Pakistan ngừng mua LNG vì giá đắt đỏ?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước đó, Công ty thương mại hàng hóa đa quốc gia Trafigura có trụ sở chính tại Singapore đã đề nghị cung cấp LNG cho quốc gia Nam Á đang không đủ khả năng thanh toán cho đợt giao hàng vào tháng 1 và tháng 2/2024 với mức phí bảo hiểm xấp xỉ 30%. Tuy nhiên, nhà cung cấp năng lượng Pakistan LNG Limited (PLL) đã quyết định không mua lô hàng này vì giá quá cao.
Động thái này diễn ra sau khi Pakistan nhận được khoản cứu trợ trị giá 3 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 7/2023 nhằm giúp ổn định nền kinh tế "ốm yếu" của Pakistan.
Hồi tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan Musadik Malik cho biết nước này đã thanh toán tiền mua lô dầu thô giảm giá đầu tiên từ Nga bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Theo ông Malik, thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên giữa Pakistan và Nga bao gồm 100.000 tấn dầu thô, trong đó 45.000 tấn đã cập cảng Karachi.
Về phần mình, thỏa thuận mới này tạo điều kiện thuận lợi cho Pakistan khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu dự trữ ngoại hối nghiêm trọng và có nguy cơ vỡ nợ đối với các nghĩa vụ nợ của mình.
Ngoài ra, các công ty nhà nước hàng đầu của Pakistan sẽ hợp tác với Saudi Aramco trong dự án Nhà máy lọc dầu Greenfield khổng lồ trị giá 10 tỷ USD tại cảng Gwadar. Công ty TNHH Phát triển Dầu khí Pakistan (OGDCL), Công ty TNHH Dầu khí Pakistan (PPL), Công ty Dầu mỏ Nhà nước Pakistan (PSO) và Công ty TNHH GHPL sẽ hợp tác thông qua một chiến lược đầu tư chung để thiết lập một tổ hợp lọc hóa dầu với công suất tối thiểu 300.000 thùng/ngày.
Ánh Ngọc
Oilprice.com
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng