Đâu là lựa chọn của NATO?

11:00 | 27/02/2022

1,570 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Là nguyên nhân hàng đầu khiến Nga can thiệp quân sự vào Ukraine, NATO phản ứng thế nào đối với cuộc tấn công này?
Đâu là lựa chọn của NATO?
Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg

Việc Ukraine mong muốn gia nhập NATO và việc tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương này không tuân thủ thỏa thuận lịch sử áp sát biên giới Nga là hai trong số nhiều nguyên nhân gây ra cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay.

Ngay sau khi chiến dịch quân sự của Nga nổ ra, lãnh đạo các nước thành viên NATO họp trực tuyến ngày 25/2 để thể hiện sự đoàn kết trong liên minh nhưng quyết định không can thiệp trực tiếp nếu các thành viên không bị tấn công hoặc bị đe dọa.

Trong cuộc họp, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, cho rằng hành động của Nga đã “chấm dứt hòa bình” trên lục địa châu Âu, là một “hành động có chủ ý, lạnh lùng và được lên kế hoạch từ trước”.

Tuy nhiên, theo tạp chí Times, NATO được cho là liên minh quân sự mạnh nhất hành tinh không có ý định can thiệp quân sự vào Ukraine trừ khi Nga tấn công một trong những nước thành viên của NATO. Ukraine không phải là thành viên của khối và là nguyên nhân dẫn đến cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây từ hơn 10 năm qua.

Hiện NATO tiến hành hai hành động. Thứ nhất, liên minh đã quyết địch kích hoạt kế hoạch phòng thủ. Khối quân sự này đã bắt đầu triển khai lực lượng phản ứng nhanh để tăng cường hệ thống phòng thủ và sẵn sàng phản ứng nhanh chóng với mọi tình huống sau chiến dịch của Nga.

Phát biểu sau cuộc họp qua video giữa lãnh đạo các nước thành viên NATO, ông Stoltenberg tuyên bố: “Nước Nga đã phát động một cuộc can thiệp quân sự vào Ukraine. Nhưng những mục tiêu của Điện Kremlin không chỉ giới hạn ở Ukraine. Tổng thống Putin đã đòi NATO rút các lực lượng ra khỏi lãnh thổ các quốc gia đã gia nhập khối này từ năm 1997”.

Lực lượng phản ứng nhanh của NATO bao gồm 40.000 quân, trong đó có một số đơn vị có thể được triển khai chỉ trong vòng 2 hoặc 3 ngày.

Riêng nước Pháp sẽ triển khai 500 binh lính ở Rumani trong khuôn khổ khối NATO, theo thông báo của tướng Thierry Burkhard, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tối qua. Tướng Burkhard cũng cho biết là sự hiện diện quân sự của Pháp trong khối NATO ở Estonia, quốc gia có biên giới chung với Nga, sẽ được kéo dài quá thời hạn dự trù là tháng 3.

Lực lượng quân sự đã hiện diện ở Đông Âu sẽ được tăng cường thêm. Về phía Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden xác nhận sẽ không điều binh sĩ tới Ukraine. Hiện khoảng 90.000 lính Mỹ đã có mặt ở châu Âu, đa số tập trung ở Đức. Lầu Năm Góc cũng tuyên bố gửi thêm 7.000 lính đến Đức trong tuần này.

Trước cuộc tấn công trên diện rộng của Nga, một số quốc gia lân cận Ukraine và là thành viên NATO như Litva, Estonia, và Ba Lan cảnh giác cao độ và yêu cầu tham vấn Điều 4 của Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, tức là tiến hành trao đổi, thảo luận trong trường hợp an ninh của một số quốc gia bị đe dọa. Tuy nhiên, Time cho biết, điều này không bảo đảm đưa ra bất kỳ hành động nào mà chỉ dừng lại ở mức thảo luận.

Ngoài việc kích hoạt hệ thống phòng thủ, nếu không thể trực tiếp đưa quân tới Ukraine, NATO có thể cung cấp vũ khí cho Kiev. Và đây là điều liên minh này đang làm. Pháp quyết định cung cấp cho Ukraine các thiết bị phòng thủ để giúp nước này chiến đấu chống Nga, theo thông báo của phát ngôn viên bộ tổng tham mưu quân đội Pháp. Phát ngôn viên này nói thêm là Pháp cũng đang nghiên cứu việc gửi các vũ khí đến Ukraine.

Về phần Cộng hòa Séc, Bộ Quốc Phòng nước này vừa thông báo sẽ tặng cho Ukraine các vũ khí trị giá tổng cộng 7,6 triệu euro. Theo hãng tin AFP, Hà Lan cũng đã thông báo ý định cung cấp các tên lửa và các thiết bị quân sự cho Ukraine.

Ông Stoltenberg cho biết Ukraine đã được giúp đỡ trên nhiều mặt, quân đội nước này cũng đã nhận được đào tạo, liên minh sẽ vẫn tiếp tục giúp đỡ Ukraine, nhưng “vấn đề bây giờ là bảo vệ các thành viên của NATO”.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam trước tình hình tại UkraineCông điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam trước tình hình tại Ukraine
Cựu thủ tướng Pháp François Fillon rút khỏi Hội đồng quản trị các công ty năng lượng NgaCựu thủ tướng Pháp François Fillon rút khỏi Hội đồng quản trị các công ty năng lượng Nga
Trung Quốc được gì trong cuộc xung đột Nga-Ukraine?Trung Quốc được gì trong cuộc xung đột Nga-Ukraine?
Chuyên gia nhận định mục đích của Nga khi mở chiến dịch quân sự tại UkraineChuyên gia nhận định mục đích của Nga khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine
Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến Ukraine từ khi nào?Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến Ukraine từ khi nào?

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-don-tet-gia-dinh