Cứu bệnh nhân co giật toàn thân vì nhiễm vi trùng uốn ván ở mũi
![]() |
![]() |
![]() |
Khi nhập viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bác sĩ nhận thấy một vết nhọt ở cánh mũi bệnh nhân chảy mủ. Bằng các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị uốn ván.
![]() |
Vi khuẩn uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở |
Bệnh nhân cho biết, vết nhọt ở cánh mũi xuất hiện nhiều tháng nay, thi thoảng có chảy mủ ra xong lại tự hết nên chị không đi khám. Ngày 20/12, vết nhọt chảy mủ khiến chị cứng hàm nên mới đến viện kiểm tra.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, người trực tiếp khám cho bệnh nhân, nhận định nếu không khai thông đường thở thì bệnh nhân sẽ ngừng thở, ngừng tim trong vài phút vì toàn thân đã tim tái. Tuy nhiên, kíp bác sĩ không thể đặt được ống thở vào khí quản cho bệnh nhân do miệng bệnh nhân luôn cắn chặt, chỉ còn một cách mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ.
Chỉ trong vài phút, các bác sĩ đặt đường thở qua cổ thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi hồi sức tại bệnh viện.
![]() |
Bác sĩ mở đường thở qua cổ cho bệnh nhân |
Bác sĩ Hoàng Công Tình cho biết, uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, do một loại vi khuẩn kị khí (chỉ hoạt động trong môi trường không có oxy) gây nên. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thường qua những vết thương bị bịt kín, tạo đường hầm (môi trường kị khí) như dẫm phải đinh, gai, vết thương hở nhưng có đường hầm...
Giai đoạn ủ bệnh của uốn ván có những trường hợp sau hàng tháng mới phát bệnh. Bệnh uốn ván không có xét nghiệm đặc hiệu, chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Với trường hợp của bệnh nhân này, những lần trước vết thương mưng mủ ở cánh mũi tự lành là do uốn ván không xâm nhập vào được.
Độc tố của vi khuẩn uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây tình trạng co cứng các cơ và co giật toàn thân. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị cứng hàm không há được miệng, không nuốt được, không thể khạc đờm dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não và có thể tử vong nhanh chóng. Trong điều trị thì quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, cắt cơn co giật, chống bội nhiễm và đảm bảo dinh dưỡng.
Bác sĩ khuyến cáo phòng bệnh uốn ván bằng tiêm vắc xin 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, sau 10 năm tiêm nhắc lại một mũi. Người có vết thương cần được về sinh sạch, sát khuẩn, tránh để vết thương tạo đường hầm.
Nguyễn Bách
-
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khí CO: "Sát thủ vô hình" trong chính ngôi nhà của bạn
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
-
Bệnh viện Quân y 175 lần đầu lấy, ghép tạng từ người chết não
-
Rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe cùng Summer Cup S5 - 2025
-
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
- Vesak 2025: Tinh thần hòa bình và lòng từ bi lan tỏa toàn cầu
- Tử vi tuần mới (12-18/5/2025): Tuổi Tý phát triển rực rỡ, tuổi Ngọ khẳng định tài năng
- Tử vi tuần mới (5-11/5/2025): Tuổi Tỵ mọi sự hanh thông, tuổi Mùi động lực thăng tiến
- Tử vi tháng 5/2025: Tuổi Mão đỉnh cao sự nghiệp, tình Dậu tình cảm thăng hoa
- Tử vi tuần mới (28/4-4/5/2025): Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, tuổi Hợi thành tựu tự hào
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- [VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến