“Chữa bệnh” cho tiền (Tiếp theo và hết)

07:00 | 24/06/2016

323 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Quy luật có vay có trả là tất yếu, là nguyên tắc bất di bất dịch. Đi ngược lại quy luật ấy, nguyên tắc ấy là nghịch lý, là điều xã hội, nền kinh tế hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng không thể chấp nhận... Nhưng rồi cái nghịch lý đến phi lý ấy lại đang diễn ra trong công tác xử lý nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).  

Bác sĩ trưởng khoa”, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC Nguyễn Quốc Hùng khi nhắc đến câu chuyện này đã phải thốt lên rằng: Người ta mua nợ thì kèm theo đó sẽ là tài sản đảm bảo. Muốn thu hồi nợ thì phải xử lý được tài sản đảm bảo ấy. Rồi muốn xử lý được thì phải thu giữ được tài sản đảm bảo. Thu giữ được rồi sẽ tiến hành các thủ tục để bán đấu giá thu hồi nợ hoặc bán khoản nợ. Trên thế giới điều này là hiển nhiên, họ luật hóa cả rồi. Anh vay không trả được nợ thì cứ theo thỏa thuận, hợp đồng tín dụng mà làm. Nhưng ở ta thì lại không hẳn vậy. Nếu khách hàng tuân thủ theo những nội dung đã thỏa thuận, ký kết thì không sao. Còn nếu không đồng thuận thì việc xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ sẽ không thực hiện được. Khi đó là phải khởi kiện ra tòa. Tòa xử sơ thẩm, phúc thẩm rồi mới ra bản án. Có bản án rồi thì cũng phải thực hiện theo Luật Thi hành án. Rất mất thời gian và kéo dài!

chua benh cho tien tiep theo va het

Nghe ông Hùng nói vậy tôi chợt nhớ đến câu “đứng cho vay, quỳ thu nợ” của anh bạn làm ngân hàng. Lúc đầu, tôi cũng nghĩ đó chỉ là cách nói vui, đùa cợt bạn bè. Nhưng khi nghe ông Hùng nói vậy thì mới thấy đó chẳng phải chuyện hoang đường.

Xử lý nợ và nợ xấu là việc đương nhiên phải làm, là một trong những nghiệp vụ trọng yếu của ngành ngân hàng để đảm bảo thanh khoản hệ thống. Nhưng nợ và nợ xấu có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân chứ không phải từ riêng phía ngân hàng. Đúng là nó có thể đến từ sự tắc trách, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ ngân hàng. Và cũng thể sinh ra từ thói làm ăn chụp giật, thiếu định hướng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên lúc cho vay thì đẹp, nhưng vài ba năm sau thì xấu. Tuy nhiên, cũng lại có cả những khoản nợ sinh ra từ cơ chế, từ chính sách khi cơ chế, chính sách “trói chân, trói tay” doanh nghiệp. Rồi có cả những khoản nợ xấu sinh ra từ những việc chẳng ai ngờ ví như trong lĩnh vực bất động sản chẳng hạn. Có phải tất cả các doanh nghiệp bất động sản làm ẩu, làm láo để rồi đẩy thị trường vào tính trạng đóng băng, ế ẩm đâu. Không ít doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, có chiến lược đầu tư nhưng rồi chết oan. Hàng hóa làm ra chẳng bán được vì người mua sợ bị lừa, bị thổi giá dù thực tế nào có phải vậy.

Chuyện xử lý nợ và nợ xấu trên thế giới cũng chẳng xa lạ, thậm chí là nó đã được thực hiện từ những năm 80-90 của thế kỷ trước. Duy chỉ có điều cách thức xử lý nợ, nợ xấu thì vô cùng đa dạng và nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước xử lý nợ. Nhưng dù thế nào, hình thức xử lý ra sao, điều kiện thế nào thì việc xử lý vẫn phải tuân thủ theo các quy định pháp luật. Việc xử lý nợ xấu phải thông qua tòa án, một ngày họ có thể xử rất nhiều vụ vì nó được phán quyết theo thỏa thuận đã ký. Và một điều kiện kiên quyết, một nguyên tắc bất di bất dịch, khi anh vay, anh không trả được nợ thì phải có nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản đảm bảo. Nếu anh không trả, ngân hàng lập tức khởi kiện. Khi đó cứ theo hợp đồng cam kết đã ký mà thực hiện và trong vòng bao nhiêu ngày, ngân hàng sẽ mang tài sản đó ra đấu ra công khai.

Đúng là chuyện xử lý nợ và nợ xấu ở ta nhiều khi khó như lên trời!

Riêng về vấn đề tài sản đảm bảo, ở ta có hẳn một nghị định về việc đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo, phát mãi tài sản đảm bảo... vậy mà có khi hợp đồng 2 bên ký tá hẳn hoi nhưng chẳng làm được vì không xác định được ai là người thu giữ tài sản. Trong khi đó, lĩnh vực thi hành án dù đã có hẳn một luật riêng - Luật Thi hành án - mà số vụ tồn đọng, thậm chí là tồn đọng nhiều năm chẳng phải rất lớn, rất nhức nhối trong xã hội, nền kinh tế đấy sao?

Đây là thực tế, là những thách thức mà VAMC đã và đang phải đối diện. Vậy nên, trong quá trình tiến hành “khám chữa bệnh” cho các khoản nợ và nợ xấu đã có không ít chuyện “dở khóc dở cười” diễn ra ở cái “bệnh viện” này.

Đó là việc VAMC ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện đấu giá thành công nhiều khoản nợ rồi nhưng sau đó đã phải hủy vì con nợ không bàn giao tài sản. Cũng có khi người mua chuyển tiền rồi nhưng tài sản lại bị phát hiện có tranh chấp, đã bán cho người khác... lại phải chuyển tiền lại trả cho người người mua.

Còn có những tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài, lúc làm việc thì họ đồng ý ký bàn giao nhưng sau đó thì chuồn, vậy là không thể bán. Có khi tìm đến nơi thì có mỗi ông bảo vệ thì làm sao thu giữ, cố thu giữ thì ai ký bàn giao... Mà hôm nay thu giữ, ngày mai “con nợ” lại tự nhiên xuất hiện kêu tài sản của nó có bao nhiêu thứ trong đó thì ai chứng minh, lại tranh chấp, lại khiếu kiện phức tạp. Lại thôi, “ngậm đắng nuốt cay” ra về. Số lượng tài sản này, VAMC đang giữ cũng lên tới 30 triệu USD. Rồi có những dự án nợ ngân hàng lên đến 4.000-5.000 tỉ, tài sản bảo đảm có thể phát mại lớn hơn thế, có thể đưa ra đấu giá, nhưng khách hàng nhất quyết không ký bàn giao tài sản bảo đảm để bán thì cũng không xử lý được.

chua benh cho tien tiep theo va het

Nhưng đấy mới chỉ là một phân đoạn trong tấn bi hài kịch mà VAMC đang phải đối diện. Có những vụ việc, đội ngũ “y, bác sĩ” của VAMC phải trần lực nhiều tháng trời mới hoàn thành xong các thủ tục đánh giá, thẩm định giá tài sản. Có khi tìm được cả đối tác để mua rồi nhưng con nợ nhất định không đồng ý, nhất định không ký dù rõ ràng mức giá đấy là giá thị trường. Họ không đồng ý vì nhiều lý do nhưng lớn nhất là bán tài sản đảm bảo rồi thì phần thiếu hụt ai sẽ gánh chịu? Người mua, ngân hàng hay con nợ? Thế là lại tắc, lại không thể tổ chức bán đấu giá được. Nếu cố bán, đấu giá thành công thì cũng lại không thể sang tên, chuyển nhượng được.

Cũng lại có “con bệnh Chí Phèo” kêu rằng tài sản của tôi có thế, các ông định giá vậy thì các ông phải chịu trách nhiệm. Tôi có mỗi tài sản ấy thế chấp, không còn tài sản nào khác, bán là hết. Phần thiếu hụt nếu cứ ép con nợ chịu, 3 năm sau, giá tài sản đó lên, “con nợ” quay lại kiện thì VAMC sẽ xử lý sao. Các cơ quan chức năng khi đó sẽ vào cuộc hỏi cơ sở nào bán nợ, thủ tục quy trình bán nợ ra sao, việc bán nợ có đúng không...

Thế là phải dừng, không xử lý được vì chẳng ai dại mà đi làm trái luật, vượt trên Luật cả!

“Bán khoản nợ thì chưa có thị trường mua bán nợ. Thu giữ tài sản thì hiện vô cùng khó khăn, chưa có một luật nào về thu giữ tài sản đảm bảo. Đấy là chưa nói đến chuyện quan hệ dân sự với nhau. Anh vay trả chưa được thì khởi kiện ra tòa, tòa thụ lý đến phúc thẩm rồi thì chuyển sang thi hành án. Nhưng ở đây là thỏa thuận giữa người vay, người cho vay và VAMC thì việc anh không trả được nợ thì phải bàn giao tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng tuân thủ theo những nội dung đã ký kết thì phải bàn giao tài sản để bán nợ hoặc tôi cùng với anh thống nhất để bán. Tuy nhiên, hiện ngân hàng không làm được, khách hàng không đồng thuận, xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ không thực hiện được vì vướng” - ông Hùng nói.

Chuyện xử lý nợ và nợ xấu vì thế không thể là chuyện riêng của ngành ngân hàng. Đúng là ngân hàng phải giữ vai trò chính nhưng cả xã hội, cả hệ thống chính quyền phải vào cuộc thì mới xử lý được. Chính phủ, ngành ngân hàng đã rất quan tâm đến chuyện xử lý nợ và nợ xấu nên mới cho thành lập “bệnh viện của tiền”. Chính phủ cũng đã ban hành cả một nghị định cho hoạt động của “bệnh viện”. Nhưng đây mới chỉ là công cụ để VAMC “bắt mạch kê đơn” cho nợ xấu, còn chuyện “con bệnh” có tuân thủ, có thực hiện không thì lại bị chi phối bởi rất nhiều các luật khác như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Dân sự, Luật Thi hành án... Lâu nay, nghị định thì rõ là để cụ thể hóa luật. Muốn đẩy nhanh việc xử lý nợ và nợ xấu vì thế phải có hành lang pháp lý. Còn hiện tại, VAMC chỉ có thể xử lý nợ bằng hành lang pháp lý hiện có. Mà trước mắt là ai có đồng thuận, ai thống nhất, đồng ý bàn giao tài sản bảo đảm, định giá thuê thẩm định, xác định giá trị khoản nợ... thì đấu giá theo chức năng quy định. Còn cái gì vướng thì dừng lại bởi nói gì thì nói VAMC chẳng dám làm điều gì vượt luật cho phép.

Cần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, xóa bỏ “mầm mống” nợ xấu nhưng rõ ràng để làm được điều đó, một mình VAMC, một mình ngành ngân hàng không thể làm được. Xử lý nợ và nợ xấu phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả nền kinh tế và trong đó, ngành ngân hàng đóng vai trò nòng cốt. Nhưng điều quan trọng nhất là phải tạo dựng được hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ và nợ xấu.

Trước hết phải hình thành một thị trường mua bán nợ. Hoạt động mua bán nợ phải là hoạt động kinh doanh có điều kiện và chỉ những doanh nghiệp được cấp phép mới được hoạt động. Tham gia thị trường mua bán nợ là khi anh bán khoản nợ đó rồi thì không có trách nhiệm nữa, người mua nợ sẽ kế thừa trách nhiệm với khoản nợ ấy. Nó khác với tài sản, bán tài sản đi thì vẫn phải trả nợ nhưng mua bán nợ thì có nghĩa là tất toán trách nhiệm ấy. Ở đây nảy sinh vấn đề là xác định giá trị khoản nợ ấy như thế nào? Điều này đòi hỏi phải có một cơ quan xác định giá trị khoản nợ, tiêu thức để xác định giá trị khoản nợ. Căn cứ vào tiêu thức nào để anh định giá giá trị khoản nợ đó. Chắc chắn khi bán khoản nợ đó sẽ thấp hơn giá gốc, phần còn thiếu đó ai chịu trách nhiệm. Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý phần thiếu hụt đó hay người mua nợ phải kế thừa phần trách nhiệm ấy...?

Có thị trường mua bán nợ rồi thì cũng phải tạo dựng hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ.

Phải có một bộ luật riêng, chuyên biệt, trùm lên các luật khác và có giá trị trong bao nhiêu lâu thì mới xử lý nợ xấu được. Ví như đặt quyết tâm xử lý dứt điểm trong 5 năm thì luật sẽ có hiệu lực 5 năm. Khi đưa xét xử sẽ căn cứ vào luật này. Anh không trả được nợ thì không xử lý theo Luật Dân sự mà phải thực hiện theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký, tức là phải bàn giao tài sản đảm bảo đã đăng ký giao dịch bảo đảm để bán. Bán ở đây không phải là dấm dúi mà là đấu giá công khai, theo giá thị trường. Anh phải chấp nhận cái công khai đấy. Phần thiếu hụt một là ngân hàng chịu, hai là khách hàng chịu, không có hồi tố.

 Xử lý nợ ở ta là thế, là vấn đề hết sức nhạy cảm, vô cùng khó khăn. Hôm nay tài sản của người ta là 10 đồng nhưng 3 năm sau nó có thể là 20 đồng. Hôm nay bán của người ta đi, 3 năm sau người ta quay lại kiện thì chết. Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển thị trường mua bán nợ thì cần phải có một luật làm sao bảo đảm hôm nay tôi bán tại thời điểm này giá như thế, tôi bán công khai thì 3 năm sau nó có lên bao nhiêu, kể cả anh không đồng ý cũng phải chấp thuận. Rồi thì anh vay, anh không trả được nợ thì phải bàn giao tài sản. Không bàn giao tài sản thì sau bao lâu sẽ bị cưỡng chế bàn giao tài sản. Khi có luật rồi thì không phải bàn cãi, cứ theo luật mà làm. Có như vậy mới dứt điểm việc xử lý nợ và nợ xấu!

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08 trong đó có quy định: Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt không được chia cổ tức để tạo nguồn thu xử lý nợ xấu cho đến khi trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán.

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới 534

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 119,300 121,300
AVPL/SJC HCM 119,300 121,300
AVPL/SJC ĐN 119,300 121,300
Nguyên liệu 9999 - HN 11,380 11,560
Nguyên liệu 999 - HN 11,370 11,550
Cập nhật: 05/05/2025 11:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 112.000 116.000
TPHCM - SJC 118.500 121.300
Hà Nội - PNJ 112.000 116.000
Hà Nội - SJC 118.500 121.300
Đà Nẵng - PNJ 112.000 116.000
Đà Nẵng - SJC 118.500 121.300
Miền Tây - PNJ 112.000 116.000
Miền Tây - SJC 118.500 121.300
Giá vàng nữ trang - PNJ 112.000 116.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 121.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 112.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 121.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 112.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 112.000 116.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 112.000 116.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.000 114.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 111.890 114.390
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.180 113.680
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 110.960 113.460
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 78.530 86.030
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.630 67.130
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.280 47.780
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 102.480 104.980
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.500 70.000
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.080 74.580
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.510 78.010
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.590 43.090
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.440 37.940
Cập nhật: 05/05/2025 11:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,120 ▼100K 11,640 ▼100K
Trang sức 99.9 11,110 ▼100K 11,630 ▼100K
NL 99.99 11,120 ▼100K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,120 ▼100K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,350 ▼100K 11,650 ▼100K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,350 ▼100K 11,650 ▼100K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,350 ▼100K 11,650 ▼100K
Miếng SJC Thái Bình 11,700 ▼100K 12,000 ▼100K
Miếng SJC Nghệ An 11,700 ▼100K 12,000 ▼100K
Miếng SJC Hà Nội 11,700 ▼100K 12,000 ▼100K
Cập nhật: 05/05/2025 11:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16076 16343 16930
CAD 18229 18505 19133
CHF 30911 31288 31951
CNY 0 3358 3600
EUR 28994 29264 30308
GBP 34024 34414 35367
HKD 0 3220 3424
JPY 175 180 186
KRW 0 0 19
NZD 0 15128 15724
SGD 19329 19609 20147
THB 692 755 809
USD (1,2) 25739 0 0
USD (5,10,20) 25778 0 0
USD (50,100) 25806 25840 26191
Cập nhật: 05/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,820 25,820 26,180
USD(1-2-5) 24,787 - -
USD(10-20) 24,787 - -
GBP 34,078 34,170 35,094
HKD 3,295 3,305 3,405
CHF 31,107 31,204 32,081
JPY 176.45 176.77 184.64
THB 752.82 762.12 815.65
AUD 16,571 16,631 17,086
CAD 18,579 18,639 19,138
SGD 19,736 19,797 20,424
SEK - 2,653 2,747
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,881 4,015
NOK - 2,453 2,540
CNY - 3,538 3,634
RUB - - -
NZD 15,179 15,319 15,772
KRW 17.24 - 19.32
EUR 29,003 29,026 30,261
TWD 777.22 - 941.76
MYR 5,769.2 - 6,515.88
SAR - 6,816.62 7,175.06
KWD - 82,536 87,772
XAU - - -
Cập nhật: 05/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,810 25,820 26,160
EUR 29,049 29,166 30,278
GBP 34,271 34,409 35,385
HKD 3,284 3,297 3,404
CHF 31,057 31,182 32,088
JPY 178.38 179.10 186.56
AUD 16,381 16,447 16,978
SGD 19,500 19,578 20,111
THB 759 762 795
CAD 18,457 18,531 19,048
NZD 15,245 15,755
KRW 17.26 19.01
Cập nhật: 05/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25750 25750 26135
AUD 16249 16349 17014
CAD 18315 18415 19070
CHF 31055 31085 31974
CNY 0 3533.4 0
CZK 0 1140 0
DKK 0 3965 0
EUR 28910 29010 29888
GBP 33910 33960 35080
HKD 0 3358 0
JPY 173.23 174.23 183.27
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6161 0
NOK 0 2507 0
NZD 0 15219 0
PHP 0 434 0
SEK 0 2711 0
SGD 19611 19741 20473
THB 0 729.5 0
TWD 0 796 0
XAU 11600000 11600000 12000000
XBJ 10500000 10500000 12000000
Cập nhật: 05/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,820 25,870 26,203
USD20 25,820 25,870 26,203
USD1 25,820 25,870 26,203
AUD 16,367 16,517 17,588
EUR 29,308 29,458 30,633
CAD 18,380 18,480 19,796
SGD 19,550 19,700 20,178
JPY 179.17 180.67 185.32
GBP 34,437 34,587 35,385
XAU 11,928,000 0 12,132,000
CNY 0 3,425 0
THB 0 759 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 05/05/2025 11:00