Châu Âu còn có thể phải giảm nhu cầu khí đốt nữa hay không?
![]() |
![]() |
![]() |
Các bể chứa khí tại khu vực bến cảng, Hamburg, Đức |
Châu Âu có thể gặp rủi ro đáng kể nếu không cắt giảm ngay nhu cầu khí đốt tự nhiên đi 55 tỷ mét khối, theo phân tích mới từ McKinsey. Báo cáo cũng cho thấy khả năng nhu cầu hồi phục tại châu Á trong khi nhập khẩu từ Nga tiếp tục giảm, làm trầm trọng thêm tình hình.
Các tác giả của báo cáo ước tính rằng trong khi cuộc xung đốt với Ukraine đang diễn ra, việc ngừng nhập khẩu hoàn toàn từ Nga có thể làm tổng nguồn cung khí đốt đến châu Âu giảm đi 25 tỷ mét khối.
Ngoài ra, sự gia tăng nhu cầu LNG của châu Á có thể làm nguồn cung giảm thêm 35 tỷ mét khối. Trong khi đó, một mùa đông lạnh hơn có thể thúc đẩy nhu cầu khí đốt của châu Âu thêm 15 tỷ mét khối.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gần 57% các nhà sản xuất EU sẽ không thể giảm mức tiêu thụ khí hơn nữa trong khi vẫn duy trì sản lượng trong 2 năm tới.
Điều này chỉ ra rằng các biện pháp hạn chế khí đốt tiếp theo có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế EU.
Theo báo cáo của McKinsey, ngay cả khi châu Âu đáp ứng các mục tiêu RePowerEU của mình để giảm mức tiêu thụ khí đốt và cải thiện hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà và ngành công nghiệp, giá khí đốt biến động và khả năng gián đoạn nguồn cung vẫn gây rủi ro cho nhiều ngành kinh tế.
Namit Sharma, Đối tác cấp cao tại McKinsey gợi ý rằng các doanh nghiệp có thể cần cân nhắc đa dạng hóa nguồn cung ứng năng lượng và quản lý nhu cầu, đầu tư vào các sản phẩm thay thế hoặc lưu trữ khí tự nhiên. Họ đồng thời cần giám sát chặt chẽ các chuyển động trên thị trường năng lượng để giảm thiểu rủi ro.
Thomas Vahlenkamp, Đối tác cấp cao tại McKinsey, nói thêm rằng “Nếu châu Âu có thể duy trì và đẩy nhanh một số biện pháp giảm nhu cầu khí đốt, thị trường có thể sẽ duy trì trạng thái cân bằng mà không có sự tăng đột biến về giá trong những năm tới”.
Đỗ Khánh
-
Giá dầu hôm nay (23/4) : Tiếp tục tăng trong phiên
-
EU nhượng bộ trước áp lực của Mỹ
-
Giới buôn bán dầu mỏ lao đao vì thị trường đầy biến động
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/4: Iran thúc đẩy khai thác tại mỏ khí lớn nhất thế giới
-
VPI dự báo giá xăng dầu đảo chiều tăng 2,2 - 3,8% trong kỳ điều hành ngày 24/4