Các ông lớn ngành dầu khí đang lừa dối công chúng về cam kết năng lượng tái tạo?
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Được ủy quyền bởi Greenpeace Trung và Đông Âu (CEE), báo cáo cáo buộc các công ty dầu khí lớn “lừa dối công chúng về việc sẵn sàng hạn chế tác động gây tổn hại đến khí hậu của họ”.
Chuyên gia thị trường dầu mỏ và tác giả báo cáo Steffen Bukold đã lấy mẫu dữ liệu từ 12 công ty dầu khí cho báo cáo, bao gồm BP, Eni, Equinor, Repsol, Shell và TotalEnergies. Hầu hết trong số 12 công ty đã đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Theo báo cáo, “chỉ 7,3% (7,09 tỷ USD) trong số các khoản đầu tư trong năm 2022 của 12 công ty này là hướng tới năng lượng tái tạo”. Trong khi đó, 92,7% còn lại (87,95 tỷ USD) được dùng để tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch.
Mặc dù vậy, một số công ty vẫn đặt các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo làm trung tâm của các bài quảng cáo tới công chúng. Đầu năm nay, một số quảng cáo của Shell đã bị cấm ở Anh do nội dung được cho là “gây hiểu lầm” về vai trò của năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của công ty.
Báo cáo cũng cáo buộc các công ty dầu khí đưa ra các thông tin sai lệch về hoạt động của họ và “thúc đẩy những hoạt động gây sao lãng nguy hiểm như thu hồi và lưu trữ carbon (CCS)”.
Đầu năm nay, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã chỉ trích CCS là một phương pháp tẩy xanh. Những người ủng hộ CCS cho rằng thực tế không thể đạt được phát thải ròng bằng nếu không triển khai công nghệ này trên quy mô rộng.
Kêu gọi quản lý chặt chẽ hơn
Ông Kuba Gogolewski, nhà vận động tài chính của Greenpeace CEE cho biết trong một tuyên bố rằng kết quả của báo cáo chứng minh các công ty dầu mỏ châu Âu “không có khả năng tự điều chỉnh”. Ông kêu gọi các chính phủ châu Âu có quy định chặt chẽ hơn, bao gồm cả “đầu tư bắt buộc vào cơ sở hạ tầng thực sự xanh”.
Ông cũng gợi ý rằng “các chính phủ cũng phải đồng ý về một lộ trình chi tiết để loại bỏ dần dầu khí trên khắp châu Âu, bắt đầu bằng các biện pháp chuyển dịch các lĩnh vực dầu khí gây ô nhiễm nặng như vận tải”.
Báo cáo xác định việc thiếu chiến lược là một phát hiện quan trọng. Bất chấp các cam kết phát thải ròng bằng 0, “không một ai trong số [12 công ty] đã phát triển một chiến lược mạch lạc để đạt được điều này”.
Đỗ Khánh
Offshore Energy
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam