Các nhà phân tích tiết lộ lý do tại sao Bắc Kinh theo đuổi khí đốt của Nga
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trung Quốc - nước tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới - phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng. Năm 2020, quốc gia này mua 43% nhu cầu khí đốt từ nước ngoài, bao gồm 89 tỷ mét khối khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và 46 tỷ mét khối khí qua đường ống, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Dữ liệu thương mại do Refinitiv tổng hợp cho thấy Australia là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm ngoái, tiếp theo là Mỹ - quốc gia thứ hai có mối quan hệ “ đi xuống” với Bắc Kinh trong những năm gần đây.
Khí đốt qua đường ống của Nga “sẽ đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc và cũng giúp đa dạng hóa hoạt động nhập khẩu của nước này”, theo Tian Miao - nhà phân tích cấp cao của Everbright Sun Hung Kai, được SCMP trích dẫn.
Căng thẳng thương mại và ngoại giao giữa Trung Quốc và Australia đã leo thang trong vài năm nay, đặc biệt là sau khi Canberra cấm các nhà cung cấp Trung Quốc triển khai 5G. Tình hình này trở nên tồi tệ hơn khi Australia ủng hộ lời kêu gọi của Mỹ điều tra về vai trò bị cáo buộc của Bắc Kinh trong vụ bùng phát Covid-19.
Do đó, Bắc Kinh đã áp thuế cao đối với rượu vang của Australia, ngoài ra theo báo cáo Trung Quốc đã giảm 89,7% lượng than mua từ Australia từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2021. Chính phủ Australia đã trả đũa bằng cách hủy bỏ hai thỏa thuận trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc giữa bang Victoria và Trung Quốc.
Khí tự nhiên của Nga hiện đang được gửi từ Viễn Đông Yakutia đến Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia do Gazprom điều hành – đường ống này đi vào hoạt động lần đầu vào tháng 12 năm 2019. Trong khi đó, đường ống dẫn khí Power of Siberia 2 dự kiến sẽ bơm 50 tỷ mét khối khí đốt hằng năm đến miền bắc Trung Quốc.
“Cũng giống như việc EU sử dụng [khí tự nhiên hóa lỏng] như một hàng rào chính trị… cũng có lý khi Trung Quốc sử dụng đường ống dẫn khí đốt của Nga như một hàng rào chính trị hoặc dự phòng vì sự phụ thuộc nhiều vào LNG - một lượng lớn trong số đó đến từ Australia và Mỹ mà mối quan hệ của Bắc Kinh và hai nước này trở nên xấu đi trong vài năm qua, ông Henning Gloystein - giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên của Eurasia Group cho biết.
Cho đến nay, bất đồng đang diễn ra giữa Canberra và Bắc Kinh không mở rộng sang LNG hay quặng sắt. Tuy nhiên, Australia không nhận được hợp đồng cung cấp dài hạn mới nào từ Trung Quốc vào năm 2021, theo dữ liệu từ nhà cung cấp tình báo thị trường OilChem.net.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình