Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn tại những doanh nghiệp nào?
![]() |
![]() |
Theo đó, trong năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Viglacera - Công ty Cổ phần (Viglacera); Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội - Công ty Cổ phần (Hancorp).
![]() |
Năm 2023, Bộ Xây dựng lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Viglacera - CTCP |
Giai đoạn 2024 - 2025, thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty Cổ phần và Tổng công ty lắp máy Việt Nam - Công ty Cổ phần (Lilama).
Trên cơ sở kế hoạch, Bộ Xây dựng dự kiến giá trị thu về, nộp ngân sách Trung ương tại Tổng công ty Cơ khí xây dựng - CTCP là hơn 230 tỷ đồng; tại Lilama hơn 369 tỷ đồng; Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng hơn 132 tỷ đồng; Tổng công ty Viglacera - CTCP hơn 5.820 tỷ đồng.
Về trường hợp Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Bộ Xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp trước ngày 31/12/2025. Tỷ lệ vốn nhà nước dự kiến nắm giữ sau cổ phần hóa từ 50% trở xuống.
Theo quyết định Ban hành Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2022 - 2025, Bộ Xây dựng vẫn duy trì Công ty TNHH MTV (Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) đối với Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Viciem).
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng cho biết, giá trị nguồn thu dự kiến nêu trên là giá trị dự kiến thực hiện theo kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1479 (ngày 29/11/2022) tại thời điểm báo cáo, chưa tính đến điều kiện thị trường không thuận lợi gặp khó khăn vướng mắc.
Huy Tùng
-
Quý I/2025: Thu ngân sách nhà nước tăng 29%
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/4: Vương quốc Anh dẫn đầu thế giới về điện gió
-
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (14/4-20/4)
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?