Bộ TT&TT mạnh tay với thông tin vi phạm pháp luật trên mạng xã hội
Thông tin trên được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2018 của Bộ TT&TT, diễn ra sáng 9/7 tại Hà Nội.
Cụ thể, Google và Facebook đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video, đường link vi phạm pháp luật Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2018, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 6.700 trong tổng số 7.800 video khỏi YouTube, trong đó có gần 300 video liên quan tới Formosa và miền Trung với nội dung phản động, kích động nhân dân chống phá Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, có 6 kênh YouTube bị chặn hoàn toàn.
Với Facebook, mạng xã hội này đã chặn, gỡ bỏ gần 1.000 trong tổng số 5.500 đường link có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Facebook cũng gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 137 tài khoản nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam và một số link liên quan tới Formosa và miền Trung…
Ngoài ra, Facebook cam kết sẽ xây dựng một kênh riêng để giải quyết đề nghị của Bộ TT&TT trong việc ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội một cách hiệu quả. Google cũng cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hợp tác trong vấn đề an toàn, an ninh thông tin.
Bộ TT&TT đã nghiên cứu giải pháp xây dựng, công bố các kênh có nội dung tốt và các kênh có nội dung xấu, độc trên Youtube, tiếp tục xử lý nội dung thông tin vi phạm trên 2 mạng xã hội Facebook và YouTube.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường lành mạnh.
Trước đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, bổ sung điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
Nghị định quy định cụ thể điều kiện về quản lý thông tin đối với mạng xã hội, gồm: có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp, được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội; bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ cơ chế phối hợp để loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ TT&TT, hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email); có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình, hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Bộ TT&TT, cả nước hiện có 67 Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương. Số lượng Thẻ Nhà báo đã cấp mới trong 6 tháng đầu năm là 1.066, trong đó cấp mới 1.032 thẻ, cấp lại 34 thẻ. Đến nay, tổng số Thẻ Nhà báo đã cấp là 19.166 thẻ. Số trang thông tin điện tử tổng hợp Bộ TT&TT đã cấp phép đến hết tháng 6/2018 là 1.510. Số trang mạng xã hội trong nước được cấp phép là 228. Về công nghệ thông tin 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực này ước đạt hơn 1 triệu tỉ đồng (tăng hơn 16% so với cùng kỳ 2017), trong đó doanh thu phần cứng ước đạt 912.800 tỉ đồng, nộp ngân sách ước đạt 20.000 tỉ đồng. Doanh thu lĩnh vực xuất bản in và phát hành ước đạt 32.290 tỉ đồng, nộp ngân sách ước 734 tỉ đồng; dịch vụ truyền hình trả tiền doanh thu ước đạt 3.570 tỉ đồng; lĩnh vực bưu chính ước đạt 8.100 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 850 tỉ đồng. |
P.V
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025