Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra điện mặt trời mái nhà
Theo đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) nêu rõ: "Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển ĐMTMN của người dân và mái công trình xây dụng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu".
![]() |
Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự sản tự tiêu. |
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN để tự sử dụng, tự sản tự tiêu, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
Để đảm bảo việc nghiên cứu, xây dựng chính sách về phát triển ĐMTMN trong thời gian tới, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và EVN căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật khẩn trương triển khai công tác kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm đối với việc đầu tư, lắp đặt ĐMTMN có sự liên kết với lưới điện quốc gia từ sau năm 2020 đến nay.
Đồng thời, phải tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư, lắp đặt ĐMTMN có liên kết với lưới điện quốc gia từ sau năm 2020 đến nay. Báo cáo gửi về Bộ Công Thương trước ngày 18/9/2023 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp để xảy ra tình trạng phát triển ĐMTMN có sự liên kết với lưới điện quốc gia mất kiểm soát, thiếu sự quản lý của nhà nước, EVN, Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương và EVN tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ĐMTMN chỉ được tự sản - tự tiêu, cấm các hình thức mua bán. Việc quản lý ĐMTMN đã được Bộ Công Thương giao cho EVN và chính quyền các địa phương.
Tùng Dương
-
Mỹ áp thuế đối ứng sẽ mang đến nhiều khó khăn trong ngắn hạn cho ngành năng lượng Việt Nam
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030