Ấn Độ sẽ xem xét kỹ đề xuất áp giá trần với dầu Nga
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
G7 đã cố gắng thực thi cơ chế giới hạn giá đối với xuất khẩu dầu của Nga kể từ ngày 5/12, khi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) về cấm nhập khẩu dầu thô của Nga chính thức có hiệu lực.
"Chúng tôi sẽ xem xét nó", Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Ấn Độ - Hardeep Singh Puri trả lời khi được hỏi liệu Ấn Độ sẽ tuân theo mức trần giá dự kiến cho dầu Nga hay không.
Ấn Độ là khách hàng dầu lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc sau khi một số nước phương Tây từ chối mua hàng của Nga sau cuộc xung đột của Nga tại Ukraine vào hồi cuối tháng 2.
Quan điểm của New Delhi về mức giá trần được theo dõi chặt chẽ trên toàn cầu như một phép thử về mức độ hiệu quả của kế hoạch này trong việc hạn chế doanh thu từ dầu của Nga. Nga tuyên bố sẽ không cung cấp dầu cho bất kỳ quốc gia nào đồng ý với mức giá trần. Kế hoạch giới hạn giá kêu gọi các nước G7 từ chối bảo hiểm, tài chính, môi giới, hàng hải và các dịch vụ khác đối với hàng hóa dầu có giá trên mức trần giá chưa được xác định đối với dầu thô và các sản phẩm dầu.
Các công ty Ấn Độ có thời gian ít nhất là đến cuối tháng 10 để đặt thêm nhiều chuyến hàng dầu của Nga để giao vào tháng 12 vì phần lớn các giao dịch mua dầu của Nga được thực hiện thông qua các hợp đồng giao ngay.
Tuy nhiên, công ty của Ấn Độ cũng đang chờ đợi sự rõ ràng về các vấn đề như điều khoản thanh toán, bảo hiểm và vận chuyển.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình